Chuyện 4 đứa trẻ ăn cơm nguội với ve sầu

Người xem: 283

Khoai@
 
Chuyện 4 đứa trẻ ăn cơm nguội với ve sầu
Anh Bí thư Đoàn xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk có tên Văn Giang chụp bức ảnh 4 cháu bé trong bộ dạng nghèo khó ăn cơm nguội với ve sầu rồi tung lên mạng khiến dân mạng chú ý và báo chí cũng nhảy vào làm ồn làm ĩ. Phải khẳng định chuyện này là có thật và 4 cháu bé là người Mông di cư từ phía Bắc vào đây.
 
Tôi từng đến những buôn như thế này và khẳng định chuyện như thế là thường, quá thường. Anh em người Mông hầu như không đủ kiên nhẫn để ổn định cuộc sống lâu dài ở một địa điểm nào đó. Trong ngôn ngữ chính thống, người ta gọi đó là tập tính di dịch cư tự do, rất khó để thay đổi. Điều này gây khó dễ cho anh em chính quyền trong quản lý nhân hộ khẩu cũng như thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu về dân tộc học cho rằng, di dịch cư tự do là cái nạn của chính quyền – điều này theo tôi là không sai. Người Mông di cư đến đâu là tàn phá rừng đến đó, sạch rừng thì lại đi tiếp (Tôi nói thật, các anh chị không tin cứ chửi).
 
Ở Tây Nguyên, người Mông phía Bắc di cư vào đây khá nhiều theo nhóm từ 3 đến 5 gia đình, và họ không ở cố định một nơi. Thường thì họ tự tìm đến một khu vực trong rừng sâu, chặt cây dựng nhà, đốt rừng trồng cây lương thực nhưng năng suất cực thấp. Đàn ông chủ yếu săn bắn thú hoang làm thực phẩm. Nguồn sống phụ thuộc chủ yếu vào khai thác rừng một cách tự do, vô pháp vô thiên. Dĩ nhiên, trường học thì là thứ gì đó không tồn tại. Người Mông di cư tự do kiểu này chỉ cần cơm chứ không cần chữ (nói ra điều này, nhiều anh chị chửi tôi, nhưng đó là sự thật và các anh chị cứ chửi thoải mái).
 
Khi mới dựng buôn (bản ngoài Bắc) gần như chính quyền không hay biết vì họ không bao giờ tìm đến chính quyền để khai báo và do đường quá xa, đi lại khó khăn, cán bộ muốn vào đây phải đi bộ nhanh thì 1 ngày, xa thì tầm 3 đến 5 ngày mới vào được và thường thì chính quyền chỉ tình cờ phát hiện ra họ đã ở đây mà thôi. Do đó, hẳn nhiên sự quan tâm của chính quyền địa phương là gần như không có nếu họ chỉ ở vài tháng rồi đi. Nhưng ở vài năm thì chính quyền vẫn thường xuyên hỗ trợ, thậm chí còn cử cả công an về ở cùng.
 
Người Mông di cư kiểu này thường chuyển chỗ liên tục, khi rừng đã bị phá hết, muông thú bị săn cạn kiệt thì cũng là lúc họ lên đường tìm đến một khu mới. Vì thế, khi phát hiện ra có người Mông cư trú ở khu vực nào đó, chính quyền mới cử cán bộ vào để làm các thủ tục hành chính về quản lý nhân hộ khẩu và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Nhiều trường hợp cán bộ vào đến nơi thì họ đã bỏ làng đi nơi khác, dù cách đó 1 tuần họ vẫn cư trú ở đó.
 
Dài dòng như thế để thấy anh em chính quyền không phải là không quan tâm mà thực tế là muốn quan tâm cũng khó. vì ở xa nên đương nhiên cuộc sống gặp khó khăn, lúc thịt ngập răng, lúc đói thối mồm. Còn ve sầu thì lại là đặc sản đấy ạ.
 
Tôi hơi chê anh phóng viên VTC News khi nghĩ ve sầu là tận cùng của sự khổ ải. Có lẽ anh ngồi phòng lạnh kiếm tin từ mạng nên không biết đó thôi. Người Mông là dân tộc có tinh thần mã thượng và là một trong số ít những dân tộc có chỉ số thông minh cực cao. Nói nôm na, họ là người cực kỳ thông minh. Họ biết ăn con gì là ngon là bổ từ thiên nhiên hoang dã và ve sầu là một lựa chọn không hề tồi.
 
Nói như anh nhà báo VTC News thì “4 đứa trẻ ăn cơm nguội với ve sầu cả đời chưa biết ‘mặt mũi’ cái kẹo” là chính xác và nói như bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó chủ tịch huyện rằng: “Gia đình các cháu không phải thật sự thiếu thốn. Sở thích của các cháu như vậy, chứ gia đình không hề có thiếu thốn đến tận cùng, phải dùng ve sầu làm thức ăn. Gia đình các em này có rẫy nương đầy đủ” cũng không sai.
 
Đúng là người Mông di cư không thiếu thốn đến tận cùng, nhưng so với vùng khác thì còn thiếu nhiều thứ lắm. Vì thế anh La Văn Giang, Bí thư đoàn xã mới chia sẻ sự việc lên mạng kêu gọi mọi người giúp đỡ để các cháu có thêm bữa ăn tốt hơn. Ý của anh Giang là tốt nhưng kẻ xấu đã dùng hình ảnh này để xuyên tạc”.
 
Thực tế, các tỉnh Tây Nguyên đều có đồng bào Mông, Tày, Thái.. di cư vào đây, nhưng chỉ có người Mông là không ổn định. Tôi đi khảo sát và biết rõ, chính quyền rất chú ý chăm sóc bộ phận này, nhưng hiệu quả không cao. Chính quyền cấp gạo thì họ đem nấu rượu. Cấp lợn giống, bò giống thì họ đem thịt rồi quay để nhậu. Cấp giống cây thì họ bán lấy tiền mua rượu. Ở đây, người Mông còn có thể chan rượu vào cơm thay cho canh và húp soạt soạt. Có nơi căn cứ vào số nhân khẩu để cấp gạo dẫn đến tình trạng họ thi nhau đẻ, càng nhiều càng tốt để được hưởng các chế độ của nhà nước… và còn lắm chuyện bi hài ở những nơi như thế này.
 
Có một sự thật không thể chối bỏ là người Mông di cư đến vùng rừng mới nhanh như cơn lốc và đi trong lặng lẽ, để lại sau lưng những tan hoang, oán trách.
 
Ai đã từng vào khu người Mông di cư vào Tây Nguyên đều có thể thấy tôi nói không hề sai và câu chuyện các cháu ăn cơm nguội với ve sầu là chuyện thường. Kể cả chính quyền có giúp đỡ cho những gia đình này 1 tạ gạo hay vài con lợn giống đi nữa thì các cháu vẫn chén cơm nguội với ve sầu, côn trùng bắt từ cây bình thường. Bản thân người viết stt này cũng cùng những cán bộ dẫn đường được ăn những bữa cơm tuyệt vời như thế. Đó là không phải là cực hình như nhiều bạn tưởng tượng đâu. Vậy nên đừng có xoắn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *