Biết thì thưa thốt, anh Chu Mộng Long ạ

Người xem: 141

Cuteo@
 
Tôi rất phiền lòng khi Tiến sĩ ngữ văn có bút danh Chu Mộng Long phán về vụ Hồ Duy Hải để chửi báo chí Việt Nam. Bỏ qua các tình tiết anh rủa xả những người làm báo, tôi quan tâm đến một đoạn nói về hoạt động của cơ quan tố tụng. Xin trích: 
 
Đằng này, đã xác định cái thớt đập lên đầu nạn nhân dính đầy máu và con dao cứa cổ nạn nhân là hai dụng cụ trực tiếp gây án mà lại bị chính cơ quan điều tra đem đi tiêu hủy thì khác nào tiêu hủy chứng cứ xác thực của vụ án? Không lấy được dấu vân tay hay những dấu vết khác trên tang vật thì dấu vân tay hay dấu vết khác ở xung quanh còn có ý nghĩa gì? Có phải ngay từ đầu, chính những người điều tra và cơ quan tố tụng, một mặt tiêu hủy vật chứng gây án, mặt khác đi lấy dấu vân tay nằm ngoài vật chứng, là đã cố tình tung hỏa mù để làm cho vụ án rơi vào phức tạp và trở thành vô tăm tích?“. 
 
Hết trích.
 
Quý anh Chu Mộng Long cho rằng, cơ quan điều tra Long An đã cho rằng (1) các dấu vết khác không ý nghĩa gì ngoài công cụ gây án; (2) cơ quan điều tra Long an đã tiêu hủy chứng cứ, và rằng (3) “chính những người điều tra và cơ quan tố tụng, một mặt tiêu hủy vật chứng gây án, mặt khác đi lấy dấu vân tay nằm ngoài vật chứng, là đã cố tình tung hỏa mù để làm cho vụ án rơi vào phức tạp và trở thành vô tăm tích?“.
 
Dù anh có học vị Tiến sĩ, nhưng anh viết thế tôi chê. Rất chê.
 
Với những dòng ấy, quý anh rõ ràng chẳng hiểu mẹ gì về vật chứng, chứng cứ, nguồn chứng cứ, dấu vết, lời khai…trong Tố tụng hình sự. Không hiểu biết mà dám viết lên FB để khai dân trí thì tôi quỳ lạy anh. 
 
Đọc những dòng anh viết, những người thiếu hiểu biết, cả tin có thể coi anh là thần tượng, nhưng những ai hiểu biết thì coi anh là … giẻ rách.
 
(1) Trong điều tra, cán bộ điều tra có thể không thu được dấu vân tay thì cũng không có nghĩa là hung thủ không có mặt tại hiện trường. Vì hung thủ có thể đi găng tay, hoặc chủ động xóa dấu vân tay khi gây án, hoặc anh em điều tra kém cỏi không thu được, hoặc vì một nguyên nhân khách quan nào đó mà dấu vân tay bị xóa. 
 
Trong các vụ giết người, không thu được công cụ gây án thì cũng không có nghĩa không thể kết tội được hung thủ, vì cơ quan điều tra có thể còn thu được nhiều chứng cứ khác buộc tội đối tượng. 
 
Bên cạnh đó lời khai, lời nhận tội của đối tượng nếu phù hợp với thực tế, phù hợp với các quy luật, phù hợp với kết quả thực nghiệm hiện trường cũng là nguồn chứng cứ cực kỳ quan trọng. Bởi nếu không gây án, anh ta sẽ không bao giờ nhận (nhất là trọng tội) và nếu không phải là người trực tiếp thực hiện tội phạm thì lời khai đó không thể nào phù hợp với kết quả xác minh.
 
Lý do dẫn đến việc điều tra viên không thu được công cụ gây án là rất nhiều. Ngoại trừ trường hợp cố ý không thu thập thì cũng có thể còn lý do khác. Chẳng hạn như lỗi nhận định, hoặc lỗi khám nghiệm hiện trường, hoặc hung thủ/kẻ giúp sức đã chủ động mang hung khí đi tiêu hủy, hoặc hung khí tự tiêu hủy sau một thời gian nhất định (Cục đá đông lạnh, khí độc xianua)…. Với những trường hợp không thu được công cụ gây án, nhưng có những chứng khác vẫn có thể kết tội đối tượng bình thường. 
 
Vì thế, trong mọi trường hợp, cán bộ điều tra, cán bộ khám nghiệm đều phải cố gắng thu được càng nhiều chứng cứ càng tốt. Người ta có thể thu được 100 chứng cứ chứng minh một người phạm tội giết người, nhưng rất có thể họ chỉ cần một hoặc hai chứng cứ đã đủ chứng minh ai đó phạm tội giết người. Điều này có nghĩa, mọi dấu vết, mọi chứng cứ đều quan trọng. 
 
Tương tự như vậy, trong vụ Hồ Duy Hải, mọi chứng cứ đều quan trọng. Việc không thu được con dao, hay cái thớt là thiếu sót lớn, nhưng không có nghĩa cơ quan xét xử không có chứng cứ khác để buộc tội Hồ Duy Hải.
 
(2) Quý anh cho rằng, cơ quan điều tra đã tiêu hủy chứng cứ hoặc (3) “ngay từ đầu, chính những người điều tra và cơ quan tố tụng, một mặt tiêu hủy vật chứng gây án, mặt khác đi lấy dấu vân tay nằm ngoài vật chứng, là đã cố tình tung hỏa mù để làm cho vụ án rơi vào phức tạp và trở thành vô tăm tích?”. Tôi hiểu ý này của anh là muốn hướng người đọc vào việc kết tội một ai đó (có thân thế sự nghiệp, gia cảnh liên quan tới quan chức cấp cao) không phải là Hồ Duy Hải.
 
Khách quan mà nói, tôi không dám kết luận có hay không chuyện đó vì kết luận này liên quan đến câu chuyện vu cáo, vu khống nếu như không đưa ra được bằng chứng. Quý anh Chu Mộng Long dám kết luận: “hai dụng cụ trực tiếp gây án mà lại bị chính cơ quan điều tra đem đi tiêu hủy” như trong hình (ô khoanh đỏ) bên dưới thì quả là liều số một. 
 
Trước hết xét về mặt tâm lý, không một cán bộ điều tra nào dám làm việc tày trời này, đặc biệt là trong một vụ trọng án với 2 mạng người vô tội. Không ai dám liều lĩnh đánh đổi sinh mạng chính trị của mình để làm việc đó. Và tất nhiên không ai, không cơ quan tư pháp nào dại gì để chính trị hóa một vụ án giết người như vụ này. Làm thế khác nào vác đá tự ghè chân mình?
 
Thứ hai, người đem tiêu hủy chiếc thớt và con dao không phải là cán bộ điều tra. 
 
Quý anh Chu Mộng Long có thể tra google để thấy các báo đều nêu rõ, sau khi hoàn tất khám nghiệm hiện trường, dân phòng và nhân viên Bưu cục Cầu voi đã đến thu dọn và đem đốt. Phần lưỡi dao (có thể) đã bị người nhặt ve chai lượm mất. 
 
Nói về đốt để tiêu hủy chứng cứ, vật chứng thì Hồ Duy Hải cũng đã tự đem quần áo dính máu cùng một số vật chứng khác đem đốt. Lời khai này đã được xác minh là chính xác.
 
Tiện đây cũng nói luôn, anh Chu Mộng Long và quý anh Lưu Bình Nhưỡng nói rằng, cơ quan điều tra ra ngoài chợ mua cái thớt và con dao để thay thế, sử dụng làm vật chứng là không đúng. Con dao và cái thớt mua về chỉ sử dụng cho minh họa khi thực nghiệm hiện trường. Anh nào chứng minh được Hội đồng xét xử dùng 2 vật này làm chứng cứ trước tòa để buộc tội Hồ Duy Hải xin mời cung cấp, tôi sẽ gọi các anh là bố và nguyện phụng dưỡng suốt đời. 
 
Anh Chu Mộng Long viết như thế, hẳn nhiên anh dính tội vu cáo cơ quan điều tra rồi. Đôi khi, tự tin, ảo tưởng rằng mình giỏi, mình nhất lại là tự hại mình.
 
Vụ Hồ Duy Hải, sở dĩ anh còn có thể dẫn dắt được dư luận là do nhiều người còn thần tượng anh, nhiều người làm báo không hiểu biết ngọn ngành, đưa tin cắt xén có chủ đích và còn nhiều kẻ chỉ mong chế độ này sụp đổ. Nhưng công bằng mà nói, truyền thông có vấn đề trên cả 2 phương diện: (1) các cơ quan tố tụng đã kém cỏi trong việc CHỦ ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN cho báo chí, dẫn đến người làm báo người dân không hiểu hết vấn đề. Chẳng hạn như chưa có cơ quan nào cung cấp cho báo chí những chứng cứ dùng kết tội Hồ Duy Hải, dẫn đến họ viết rằng, tòa kết tội CHỈ DỰA TRÊN LỜI KHAI, hoặc cơ quan Viện Kiểm sát chỉ cần giải thích con dao, cái thớt được nhân viện Bưu cục Cầu Voi mua về chỉ được dùng để minh họa trong thực nghiệm hiện trường mà chưa bao giờ được sử dụng làm chứng cứ trước tòa, thì mọi chuyện sẽ khác….và (2) Từ đầu đến cuối, các báo đã không làm tốt nhiệm vụ của mình, chỉ chăm chăm đi kêu oan cho Hồ Duy Hải, ngợi ca không tiếc lời với bà mẹ của đối tượng này, trong khi 2 bà mẹ của 2 nạn nhân thì họ bỏ rơi không chút thương tiếc, xót xa. Chính việc thông tin một chiều, không đầy đủ, lập lờ và có ý chê trách cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng đã làm mồi cho những kẻ chống phá đất nước này lợi dụng để chính trị hóa vụ án, khiến mọi việc thêm rắc rối. Đây là bài học lớn về truyền thông cho các cơ quan và cho ban Tuyên giáo các cấp.
 
Tôi tin rằng, nếu Hồ Duy Hải là con một ông Bộ trưởng, Thứ trưởng hay Bí thư Thành ủy nào đó, thì anh Chu Mộng Long và các thể loại luật sư, trí thức cấp tiến, các báo sẽ có thái độ khác. Khi đó, không chỉ Hồ Duy Hải đã bị chính các anh đòi tử hình mà bố mẹ của Hồ Duy Hải cũng sẽ bị các anh rỉa cho đến trơ xương chứ không có chuyện ngồi phòng lạnh rồi ngợi ca là Vĩ Đại đâu. Tất nhiên sẽ không thiếu màn đổ lỗi cho thể chế chính trị của đất nước này.
 
Cuối cùng, khuyên anh Chu Mộng Long, biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe. Càng cố tỏ ra hiểu biết thì người ta càng hiểu càng khinh anh ạ.
 
***
Link bài của Chu Mộng Long
 
Ảnh chụp màn hình để anh Chu Mộng Long không thể chối cãi:
 
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *