Người viết còn cay cú thì khuyên được ai?

Người xem: 436

Khoai@
Tôi không cho rằng người viết bài :Em bé đội nắng cổng trường: Hãy khép lại sự việc, đôi co thêm là tàn nhẫn với bé” đăng trên VTC News là thật tâm. 
Anh chị đặt vấn đề là “Hãy nghĩ đến đứa trẻ để nhanh chóng khép lại sự việc, vì tiếp tục giằng co, lời qua tiếng lại là tàn nhẫn với trẻ, khiến cháu tổn thương sâu sắc hơn“, nhưng lại viết : “Từ chỗ tập trung giải quyết vấn đề liên quan đến sức khỏe, sự an toàn của trẻ (đừng phê bình, bắt đứng trước lớp chụp ảnh để “bêu” chỉ vì trẻ đi học sớm; đừng ngăn trẻ đi học sớm vào trường vì đứng ngoài vừa nắng vừa kém an toàn), 3 hôm nay động thái của cả phụ huynh lẫn nhà trường có vẻ đang hướng sang việc chứng minh cái sai của “bên kia” hoặc giải thích hành vi của mình“.
Rõ ràng, người viết bài này vẫn quy chụp giáo viên nhà trường bêu trẻ chỉ vì đi học sớm, rồi ngăn trẻ vào trường vì đi học sớm. Đây là bản chất của vấn đề, dù muốn hay không cùng cần nói cho rõ dù chỉ là một lần. Tuyên truyền để người đọc hiểu sai về nhà trường, về cô giáo và đánh giá họ vô cảm theo tôi cũng là hành vi mất nhân tính, tàn nhẫn nếu không muốn nói đó là tội ác.
Ngay người viết bài đó cũng hiểu sai và đang cố tình truyền cái sai này cho người khác. Tôi cũng cảm nhận được thái độ cay cú của người viết trước làn sóng tung sự thật lên công luận. Bản thân anh đã và đang cay cú để ăn thua với người khác thì khuyên được ai bây giờ?
Tôi nghĩ rằng, không nên nhân danh “bảo vệ quyền lợi của trẻ em” để khuyên người khác dừng việc cung cấp thông tin đúng sự thật. 
 
Trong vụ này, chính các anh chị viết báo đã làm phức tạp vấn đề, đẩy vấn đề đi xa và làm hình thành 2 phe bởi những thông tin sai lệch. 
 
Khi “cuộc chiến” giữa 2 phe lên đến đỉnh điểm, sự thật bắt đầu được phơi bày, nhân vật chính làm ra vụ việc đã trả lời báo chí và đưa ra lời xin lỗi cô giáo và nhà trường thì cũng là lúc những kẻ tay nhanh hơn não nhận ra rằng mình đã thua lấm lưng trắng bụng, nên tìm cách ỉm sự việc bằng cách khuyên cộng đồng không nên nói nữa “để bảo vệ cháu bé”. Bằng cách này họ chôn vùi sự thật mà vẫn giữ được thái độ đạo mạo và bộ mặt nhân từ. 

Lợi dụng quyền lực của báo chí để đăng tải thông tin sai sự thật cho đến khi nạn nhân cung cấp thông tin chính xác thì lại khoác áo nhân từ để yêu cầu, khuyên bảo không nên nói ra để “không làm đau lòng con trẻ” là không công bằng. 

Chơi kiểu này khác gì thằng Tàu nó đâm tàu cá ngư dân của ta, rồi dùng truyền thông đổ tội cho ngư dân ta, đến khi ngư dân cung cấp bằng chứng thì nó lại khuyên bảo, “đừng làm ầm ĩ sự việc mà không có lợi, mà ảnh hưởng đến đại cục”.

Cuối cùng, các anh chị đừng có đổ toàn bộ tội lỗi trong vụ việc này lên đầu giáo viên, rồi nhân danh bảo vệ trẻ em để không cho họ cơ hội nói ra sự thật, lấy lại danh dự và nhân phẩm mà các anh chị đã chà đạp trước đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *