Giám đốc Học viện Tư pháp: Hành vi của nhóm chống đối Đồng Tâm có dấu hiệu cấu thành nhiều tội

Người xem: 156

Cuteo@
Tội ác man rợ của nhóm Đồng Thuận ở xã Đồng Tâm do cha con Lê Đình Kình cầm đầu sẽ vẫn còn được dư luận nhắc đến nhiều lần nữa. Lê Đình Kình đã chết, hầu hết số còn lại đã bị bắt và không lâu nữa vụ án sẽ được đưa ra xét xử. Những kẻ phạm tội sẽ bị trừng trị và một số kẻ giúp sức chỉ đạo, núp sau các diễn đàn này nọ cũng sẽ bị phơi sáng.
Thời gian qua, truyền thông chính thống đã loan tải khá đầy đủ về vụ việc, qua đó chúng ta hiểu rằng, vụ việc không đơn thuần là một vụ án hình sự, mà là một vụ án có dấu hiệu chống phá nhà nước, mang tính chất của một vụ khủng bố, nhưng vẫn còn đây đó những giọng điệu vu cáo chính quyền của những kẻ chống phá nhà nước và điều này đặt ra những mối hoài nghi không đáng có cho những người tiếp nhận thông tin. Dưới đây là ý kiến của TS Đỗ Đức Hồng Hà, Giám đốc Học viện Tư pháp về hành vi của nhóm Đồng Thuận.
Theo TS Đỗ Đức Hồng Hà, hành vi của nhóm chống đối (nhóm Đồng Thuận) có dấu hiệu cấu thành nhiều tội.
Giám đốc Học viện Tư pháp nói, theo công bố của các cơ quan chức năng, không ai trong nhóm người chống đối có đất ở, đất canh tác trong diện tích đất quốc phòng tại xã Đồng Tâm. Hành vi của nhóm người này rõ ràng là trái pháp luật. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án về 3 tội danh để điều tra, gồm: “Giết người”,
Cùng với đó, nhóm này còn có hành vi liên tục chống đối, kích động chống đối, ngăn cản nhân dân xã Đồng Tâm tới dự các cuộc đối thoại do chính quyền tổ chức, có thể cấu thành các tội phạm khác, như: 
(1)Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân (Điều 163 Bộ luật Hình sự); 
(2) Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 Bộ luật Hình sự); 
(3) Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân (Điều 167 Bộ luật Hình sự); 
(4) Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331 Bộ luật Hình sự).
Đó là chưa kể đến các hành vi bắt, giam giữ người trái pháp luật, cản trở các nhiệm vụ an ninh quốc phòng, nhận tài trợ và chịu chỉ đạo của các tổ chức khủng bố….
 
Giám đốc Học viện Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà chia sẻ, qua vụ việc ở Đồng Tâm, mong rằng, khi nhân dân muốn bày tỏ chính kiến, phản biện chính sách, khiếu nại, tố cáo cần tuân thủ, thi hành, sử dụng đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cụ thể là tuân thủ Điều 7 Luật Tiếp công dân về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Điều 12 Luật Khiếu nại về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại; Điều 9 Luật Tố cáo về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *