Nghe hung tin lan tràn trên mạng, lại có tí động chạm ngứa nghề, kiến trúc sư đã bỏ nghề 6 năm nhưng vẫn tràn trề trách nhiệm đã tức tốc lên đường đến tận nơi để mắt thấy tay sờ chứ quyết không tin lời báo mạng.
Vòng khắp xung quanh như phlai-cam, mò xuống tận lòng sông Nho Quế để nhòm lên, ngắm quanh ngoại thất rồi vào nội thất, chui xuống tầng hầm rồi leo lên tầng thượng, cuối cùng xin đưa ra mấy kết luận rất vô trách nhiệm như sau:
1- Nếu ai đó có lỗi, thì đó phải là chính quyền.
Mã Pì Lèng đã có cả nghìn năm nay, được coi là cảnh quan đẹp tầm quốc gia, thế mà từ 1959 đến nay chả có cơ quan ban nghành nào lập kế hoạch nghiên cứu xem nên quy hoạch cảnh quan môi trường ra sao cả. Ở đâu rồi những Tổng cục Du lịch, Bộ Xây dựng, Hội kiến trúc sư trong việc tổ chức những cảnh quan mang tầm vóc quốc gia để gìn giữ và khai thác du lịch. Các ông không làm thì dân nó làm thôi, vì chắc chắn dân nó nhìn thấy tiền nhanh lắm, chả phải đợi các ông chỉ hộ.
2- Khi mà đã không có quy họach gì cả, thì dân nó thích làm gì thì nó làm theo ý nó thôi. Bảo nó to, nó xấu thì chỉ là cảm tính, vì làm gì có chuẩn nào để mà đối chiếu đâu cơ chứ. Còn chuyện thay đổi chức năng sử dụng từ đất nông nghiệp sang các loại đất này nọ, cái này quê em đầy ! Mất bò mới lo làm chuồng, bây giờ lại phải chạy theo hợp thức hóa hộ nó cho “đúng quy trình”, rõ khổ !
3- Còn nói về chủ đầu tư, thì phải khen nó là siêu giỏi. Chọn vị trí đẹp nhất trong cả cung đèo này, nhìn xuống đúng hẻm núi chữ V tuyệt nhất của sông Nho Quế, rõ là tầm nhìn của chủ đầu tư phải là loại có hạng. Lắp pin mặt trời, bán đồ uống sạch và hiện đại để phục vụ tốt khách du lịch quốc tế… không hề tìm thấy một chút cẩu thả nào trong dịch vụ, có thể khẳng định rằng, nếu có hành lang pháp lý và được tư vấn chuẩn thì chủ đầu tư sẽ làm da dì phết đới.
4- Về phía công chúng, có cái lạ là trong suốt cả quá trình khởi công xây dựng công trình này, chắc phải mất hơn năm chứ không ít, chả thấy ai phản ánh gì hết trơn mặc dù đến cả nghìn khách du lịch qua lại trong năm. Đùng phát đăng ảnh như thể công trình mới mọc sau một đêm gây xôn hết cả xao. Thử nghĩ nếu người dân tự coi tất cả cảnh quan quý giá của đất nước là tài sản của mình, là gia tài của mình do ông cha để lại để rồi cùng theo dõi, cùng giữ gìn thì đâu đến nỗi thỉnh thoảng lại phát hiện ra một nơi nào đấy bị xâm hại như nài ?!
5- Còn với cá nhân iem thì em muốn góp ý thế nài :
Nếu cho phạt tồn tại – như chúng ta vẫn thường làm “đúng quy trình” trong những trường hợp tương tự – thì chủ đầu tư nên suy nghĩ theo hướng “vô hình hóa” bằng cách sử dụng các vách kính chịu lực thay cho tường đặc để làm cho công trình trở nên trong suốt hơn. Nên phá dỡ phần mái chỉ để lại 2 tầng bám theo triền núi dốc, không nên làm cao tầng mà nên làm dàn trải bám men theo bờ dốc để đỡ có cảm giác thô cứng của nhân tạo phá vỡ cái hoang sơ của tự nhiên.
Còn nếu phải phá dỡ để làm “điểm”, thì nên ưu tiên bù lại cho chủ đầu tư bằng cách cho mở trên một mặt bằng rộng hơn, cho phép nhiều người có thể cùng đứng chụp ảnh check-in và uống cafe tại vị trí siêu hạng này. Đặc biệt phải có chỗ đỗ xe cho cả xe cỡ 45 chỗ vì chắc chắn sau vụ này, nhân dân cả nước sẽ tìm đến đây để ngắm ít nhất một lần cho thỏa trí tò mò, mà cung đường đi qua lại rất hẹp.
6- Địa điểm này nên tận dụng để làm giới thiệu du lịch cho khu vực, bán vé dịch vụ trải nghiệm đi thuyền trên sông Nho Quế chỉ cách đó vài km. Thay vì chỉ nhìn thấy tiêu cực và tìm cách đổ lỗi cho nhau để thoái thác trách nhiệm, cả nhà quản lý lẫn chủ đầu tư và khách du lịch thử cùng ngồi xuống bàn cách đưa ra giải pháp tích cực và khả thi xem sao. Cần thì gọi thêm vốn đầu tư để làm cho tới, biết đâu lại chả thành Start-up triệu đô chứ chả chơi, có phỏng ạ ?!
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA