“Sin City” ở An Khê gồm 50 quán bar được quy hoạch khép kín như một khu đô thị. 600 “chiêu đãi viên” người Việt ở nơi đây sẽ phục vụ lính Mỹ từ bàn uống rượu, sàn khiêu vũ cho chiếc đến chiếc giường “phòng nghỉ”.
Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, nhằm phục vụ nhu cầu tinh thần của lính Mỹ đóng quân trong khu vực, một tổ hợp “giải trí” độc nhất vô nhị đã được xây dựng ở thung lũng An Khê, Gia Lai.
Được lính Mỹ gọi là “Sin City” (Thành phố Tội lỗi), nơi đây gồm hàng chục quán bar được quy hoạch khép kín như một khu đô thị, có hàng rào kẽm gai bao quanh và lính gác 24/24h.
“Khu giải trí” này nằm dưới sự quản lý của quân đội Mỹ, mọi hoạt động ra vào đều được kiểm soát chặt chẽ.
“Sin City” gồm hai dãy phố chính chạy song song, hai bên là các quán bar nằm san sát nhau.
Các quán này đều mang biển hiệu tiếng Anh với những cái tên rất kêu.
Có tất cả 50 quán bar tại “Sin City”. Mỗi quán bar tại nơi đây được chia làm hai phần, phần trước là một phòng lớn làm nơi uống rượu, khiêu vũ, phần sau là khu “phòng nghỉ” với 12 căn phòng.
Theo quy định, mỗi quán bar sẽ có 12 cô chiêu đãi viên. Toàn bộ “Sin City” có khoảng 600 cô.
Các chiêu đãi viên phần lớn là những cô gái Việt nghèo khó, được đưa đến từ nhiều địa phương khác nhau. Họ sẽ chiêu đãi lính Mỹ từ A đến Z, từ bàn uống rượu, sàn khiêu vũ cho chiếc đến chiếc giường của “phòng nghỉ”.
“Sin City” còn có một nhà hàng lớn, đủ sức phục vụ trên dưới 100 thực khách một lúc.
Gần cổng “Thành phố Tội lỗi” có một bến xe lam chuyên đưa đón nhân viên và lính Mỹ đóng quân tại các căn cứ gần đó. Do khách rất đông nên bến xe luôn nhộn nhịp.
Trẻ em được coi là đối tượng “an toàn” nên ra vào “Sin City” khá dễ dàng. Đây là nơi các em có thể kiếm ăn bằng cách đánh giày, bán kẹo cao su, hoặc đơn giản là xin tiền lẻ của những người lính Mỹ hào phóng.
Trong suốt giai đoạn chiến tranh Việt Nam, “Sin City” được coi là trung tâm giải trí quy mô nhất của lính Mỹ ở vùng 2 chiến thuật.
Cách tụ điểm này không xa là Bộ tư lệnh Sư đoàn 1 Kỵ binh bay (trại Radcliff), là sư đoàn lớn nhất và đầu tư tốn kém nhất của Mỹ ở Việt Nam.
“Sin City” đã hoạt động rất nhộn nhịp trong nửa sau thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970. Khi lính Mỹ rút khỏi Việt Nam theo Hiệp đinh Paris 1973, “thành phố” này cũng kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình trong cuộc chiến, đẩy hàng trăm nhân sự người Việt của nó rơi vào cảnh thất nghiệp…
S.T
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA