Chuyện H’Hen Niê trở thành Hoa hậu đẹp nhất thế giới 2018 và anh Đào Tuấn

Người xem: 475

Ong Bắp Cày
 

Tối hôm qua, 28/1/2019, chuyên trang sắc đẹp Missosology đã chính thức công bố H’Hen Niê là người giành chiến thắng giải thưởng Timeless Beauty – Vẻ đẹp vượt thời gian, trở thành Hoa hậu đẹp nhất thế giới 2018. 

 
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, người đẹp Việt giành được vị trí này.
 
Như vậy, vượt qua những đối thủ mạnh trong top 5, H’Hen Niê giành giải thưởng Timeless Beauty với 4.576 điểm. Đây là tổng điểm trung bình từ 4.318 điểm cho vẻ đẹp và sức hấp dẫn vượt thời gian, 4.636 cho các phần trình diễn và 4.773 điểm cho sức ảnh hưởng toàn cầu. Đứng sau H’Hen Niê là Hoa hậu Quốc tế 2018 Mariem Velazco.
 
Hiện tại, H’Hen Niê còn đang nằm trong top 20 Hoa hậu của các Hoa hậu do chuyên trang sắc đẹp Global Beauties bình chọn.
 
Khi công bố kết quả, chuyên trang Missosology đã trích đăng lại câu nói truyền cảm hứng nổi tiếng của H’Hen Niê: “Ngày hôm nay, tôi đứng ở đây, tôi làm được, các bạn cũng làm được”.
 
Thành công của H’Hen Niê trước hết có từ vẻ đẹp tự nhiên của cô và sau nữa là sự cố gắng, lao động không mệt mỏi của cô cùng sự yêu mến của bạn bè không chỉ ở trong nước dành cho cô. 
 

 

 

Đến đây chợt nhớ, ngay ngày đầu tiên cô đăng quang Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam vào đêm 6/1/2018 ở Nha Trang, cô đã bị phóng viên Đào Tuấn của báo Lao Động miệt thị nặng nề trên trang Facebook cá nhân của anh này chỉ vì cô là người Ê-đê. Về câu chuyện này, trước áp lực của dư luận, anh Đào Tuấn đã có lời xin lỗi gửi tới Hoa hậu H’Hen Niê.

 
Anh Đào Tuấn, hôm 7/1, viết trên trang Facebook cá nhân với lời lẽ miệt thị rằng: “H’hen Niê, gọi tắt là Cô Hen, cô gái có làn da thâm màu b** d** (từ chỉ bộ phận sinh dục đàn ông) đã đăng quang kịch tính để trở thành hoa hậu thứ 21 trong năm con Gà. Cảm giác ban đầu không cần đuôi để có thể đàng hoàng vào rừng hú mà không bị kiện bản quyền.”
 
Anh Tuấn sau đó đã lập tức sửa lại status và ghi thêm rằng “Tôi edit status của mình sau khi check inbox cũng như đọc cái comment của mọi người. Có thể những từ ngữ ‘hạ đẳng,’ cay nghiệt phía trên sẽ là vô văn hóa nếu dành cho bất cứ người phụ nữ nào trừ hoa hậu. Khi bước chân ra sân khấu, đội lên đầu vương miện, có nghĩa mặc nhiên các cô ấy đã chấp nhận sự phát xét của dư luận…”
 
Tuy vậy, đến chiều cùng ngày, anh Tuấn đã xóa status nêu trên.
 
Phóng viên Đào Tuấn là một Facebooker có 27,203 lượt người theo dõi trên mạng xã hội, và là cây bút nổi tiếng của báo Lao Động về các vấn đề chính sự, xã hội.
 
Hồi cuối năm 2016, Báo Lao Động và anh Đào Tuấn đã phải ngưng chuyên mục “Tin Khó Tin” chuyên bình luận về các vấn đề thời sự trên tờ báo này mà Ban Tuyên Giáo và Bộ Thông Tin-Truyền Thông cho rằng có nội dung “nhạy cảm.”
 
Cũng trong hôm 7/1, tay dâm chủ Hoàng Dũng đặt biệt danh “b** d**” cho Đào Tuấn trên Facebook và ra điều kiện “Status này sẽ chỉ gỡ bỏ khi nào Đào Tuấn chính thức xin lỗi cô gái kia một cách thành thật.”
 
Lời lẽ miệt thị nặng nề trên trang Facebook cá nhân của anh Tuấn đã gây làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội facebook.
 
Một số nhà báo khác đăng status nói bình phẩm của ông Tuấn về tân hoa hậu là “thiếu tế nhị” và “vô văn hóa,” và không thiếu nhiều người gọi Đào Tuấn là “kỳ thị sắc tộc” một cách vô học và bẩn thỉu.
 
Trên website của Trung Tâm Nghiên Cứu Truyền Thông Phát Triển (http://red.org.vn) hiện vẫn còn đăng một tham luận của anh Đào Tuấn bàn về trách nhiệm của nhà báo khi đưa tin, bình luận trên truyền thông xã hội. Trong tài liệu này, anh Tuấn viết: “Mỗi một nhà báo viết blog đang chịu trách nhiệm bằng hai thứ: Kỷ luật hành chính, tại cơ quan, với tổ chức chủ quản, và trách nhiệm trước pháp luật, với tư cách mà một công dân. Đôi khi trách nhiệm trước pháp luật có thể chưa bị xử lý, nhưng kỷ luật hành chính đã được áp dụng. Một công dân viết blog chỉ có thể bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính về tội vu khống, thông tin không đúng sự thật. Nhưng một nhà báo thì đôi khi bị xử lý vì đã viết những entry mà một số người cho đó là “nhạy cảm” hoặc “gây ảnh hưởng không tốt.”
 
***
 
Nói về chuyện này, FB Hoàng Nguyên Vũ viết như sau”
 
“Tôi lấy làm xấu hổ khi một nhà báo lại có thê dùng từ ngữ thiếu văn hóa đê chê bai tân hoa hậu người dân tộc chỉ vì da bạn ấy không trắng ngư anh ta kỳ vọng”.
 
Miệt thị hoa hậu người dân tộc da như bộ phận sinh dục, ông này có còn xứng đáng làm người không, chứ chưa nói cầm bút viết báo?
 
Tôi không tưởng tượng được, những dòng này được viết ra từ một nhà báo có tiếng. Và nhân vật này đang làm việc ở một tờ báo khá lớn – báo Lao động. Còn trước đây, anh ta làm ở báo Đại đoàn kết.
 
Và ông này phải thấy rõ việc bình phẩm khác với xúc phạm người khác, nên hiểu điều đó, nên hiểu cái gì được pháp luật cho phép, cái gì không.
 
Với những ngôn ngữ như thế này, thì cá nhân mình đánh giá ông này là loại hạ đẳng. Bởi, không thể chấp nhận được một thể loại đàn ông nào nói về làn da phụ nữ giống bộ phận sinh dục. Cái này là xúc phạm người khác chứ không phải “nhân danh công chúng” để có quyền phán xét người của công chúng.
 
Hơn nữa, là một nhà báo, ông Tuấn nên hiểu rằng, việc đụng đến vấn đề tôn giáo và dân tộc nhạy cảm đến thế nào. Bao năm làm báo Đại đoàn kết để trưởng thành mà giờ ông ta ngang nhiên dùng ngôn ngữ đạp lên 3 chữ đó như thế thì cũng đến tài thật. Hơn nữa, người văn minh không ai đi miệt thị dân tộc đến mức độ như vậy. Việc làm đó chỉ có ở phường vô học và dân đầu đường xó chợ mà thôi.
 
Có thể cô ấy trong mắt ông chưa xứng đáng là hoa hậu, cũng như trong mắt tôi, tôi mong đợi một hoa hậu đẹp hơn cô ấy. Nhưng nên nhớ rằng, ông không có quyền chà đạp lên một cô gái như vậy.
 
Xin được hỏi, ông có thấy tởm khi dùng những ngôn ngữ như thế kia không? Ông có thấy mình đủ tư cách cầm bút để viết cho công chúng đọc nữa không khi nét bút nó tanh tưởi và bẩn đến thế này?
 
Người đàn ông có chữ, phải khác một giống đực, Đào Tuấn ạ!”. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *