Bàn nhẹ về chữ Tàu
Nhân vụ tờ báo cơ quan ngôn luận của trí thức Sài Gòn chửi khu du lịch viết chữ Tàu vào bảng chỉ dẫn.
Mình có thói quen khó bỏ, là khi mới gặp ai, thì sau khi hỏi tên, thường xoè sổ tay và cây bút Mont Blanc ra xin họ viết tên thành Hán Tự để rõ nghĩa. Điều này là bình thường khi người Trung, Đài, Hong Kong, Hàn, Nhật, Sing… giới thiệu danh tính cho nhau, vì cách phát âm trong các tiếng này có thể khác nhau, nhưng các chữ (chỉ tên người) thì đều chung một gốc Hán – vốn là core-identity của các sắc dân Á Đông, thứ phân biệt với anh em chữ giun Indic (Lào, Cam, Thái, Miến….)
Với người Annam, mình có sự phân loại phức tạp hơn, những đứa tên thuần Việt (Mít, Na, Chim, Bướm…) không thể chiết tự, mình auto coi là bần nông khố rách, những thành phần nòng cốt khi xưa đã vùng lên bổ cuốc vào đầu địa chủ. Loại 2 là những đứa tên mĩ miều Hán Việt (Quốc, Nhưỡng, Hảo…), nhưng không ghi được tên mình bằng chữ vuông, đây là những thành phần mình xếp vào nhóm bán-mù-chữ. Phần lớn nhân dân Annam, đau lòng thay, thuộc thành phần này. Người Annam, là những kẻ thừa kế mù chữ của một di sản Hán Văn trên 2000 năm.
Đấy là chuyện ở Annam, còn các nước Á Đông khác thì sao?
Người Hàn Quốc, là một tộc dân vô đối về Hán Học. Tất cả các tổng thống Hàn xưa nay đều phải biết 2 thứ, một là chơi cờ vây, hai là viết thư pháp chữ Hán (Hanja). Thư pháp của các đời tổng thống luôn là hot items trong các cuộc đấu giá hàn lâm, kẻ già này ngắm nghía mà lịm đi.
Học sinh trung học Hàn (mặc đồng phục với logo có một chữ “中” to vật) tốt nghiệp cần biết tối thiểu 1k chữ Hán, đủ để đọc báo Đài Loan, Hong Kong, và cả Trung Quốc (tuy thi thoảng phải tra cíu vì Đại Lục dùng giản thể).
Mãi đến tận giữa thế kỷ này, bán đảo Triều Tiên vẫn dùng kết hợp hán tự với hệ chữ ký âm hangul, dạng văn bản này gọi là hanja honyong (hán tự hỗn dụng), vốn là formal cho các văn bản hàn lâm của triều đình, chính phủ, báo chí, sách vở… tương tự như Nhật mix hán tự Kanji với chữ thảo gana.
Lũ chó bài tàu cuồng Hàn chắc đéo biết là, ngay trên cái thẻ ID của người Hàn, chình ình một dòng họ tên viết bằng Hán Tự. Hoằng Ích Đại Học Hiệu lừng danh Seoul mà tên trường được lấy đặt cho hẳn một quận trung tâm (Hongdae), logo vẫn giữ nguyên bản 4 chữ Hán từ năm 1946.
Cần biết, hệ chữ Hangul được người Hàn sáng tạo ra từ thế kỷ 15, cùng thời Lê Lợi đại vương còn đang nhai củ mài cầm hơi ở Chí Linh, nhưng bỏ Hán Tự là điều không thể, vì mất gốc Hán Văn, đương nhiên là hoá thành loài mọi rợ.
Chữ Quốc Ngữ do truyền giáo Châu Âu truyền lại, mà chúng ta đang dùng ngày nay, chỉ có công dụng ký âm tương tự Hangul. Để thực sự hiểu nghĩa của một từ, các anh chị phải biết chiết tự Hán Nôm. Chữ viết xịn của Việt Nam ghi được cả các từ thuần Việt là chữ Nôm (Quốc Âm), chứ không phải chữ Latin.
Do nhiều biến cố lịch sử, gây đứt quãng, người Việt bị chặt đứt cái dây rốn với văn hoá gốc. Hán Nôm suy tàn dần, và chính thức bay hơi khỏi chương trình giáo dục vì chiến tranh biên giới. Hậu quả đã thấy rõ, một thế hệ ngơ ngác, me Tây, IQ thấp, thích nghe bolero, xem hài Trấn Thành, đọc sách Nguyễn Nhật Ánh với Tuổi Trẻ Cười nhưng luôn xaolon về tự do, dân chủ, xã hội dân sự… toàn các khái niệm gốc Hán tự 100% Phà ơi.
Khôi phục Hán Nôm là khó, cực khó, điều này chỉ nên thực hiện giới hạn trong nội bộ tầng lớp tinh anh cai trị và trí thức ưu tú, như nó vẫn thế từ hàng nghìn năm nay.
Hãy mặc bọn mù chữ ngồi chửi, vì chúng có đọc đọc cái chúng chửi đéo đâu? Tinh hoa đất nước nên tiếp cận Hán Nôm để thuận tiện trao đổi những vấn đề học thuật với nhau, tránh bị đánh đồng với trí thức Sài Gòn. Lục tỉnh sau 300 năm lịch sử với ngót 3 chục kỳ thi Đình, đóng góp duy nhất một anh tiến sĩ, và gốc Hoa.
Chửi chữ Tàu, chẳng đúng cũng chẳng sai, cơ mà nó lại nói lên bạn là ai, thế thôi.
Nguồn: Chung Nguyên
Tin cùng chuyên mục:
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt