Chuyện cầu Zét chèn xốp ăn bớt bê tông

Người xem: 351

Khoai@
 
Có bạn FB mới đăng status Dự án xây dựng cầu Zét ở Chương Mỹ, Hà Nội, đầu tư 65 tỉ độn xốp bên trong, và sau đó một loạt anh hùng bàn phím tay nhanh hơn thủ lợn nhảy vào chửi rủa chính quyền và công ty xây dựng. Thực chất đây là câu chuyện xưa cũ, từ năm 2016 do bọn kền kền thiểu năng đưa đẩy.
 
Tôi không trách chuyện bạn FB Đỗ Nhất đăng hoặc share lại bài, vì bạn không có ý đồ gì xấu, tôi chỉ trách bạn chưa đọc hoặc đã đọc nhưng không viết thêm vài dòng giải thích, để dư luận bầy đàn đi Châu Quỳ thì khổ.
 
Xin khẳng định, thành cầu Zét có xốp là đúng kỹ thuật. Mời tham khảo bài viết trên báo Người Lao Động, và sau đây ý kiến của bạn tôi. 
 
Tiện đây cũng mời các bạn đọc “Bê Tông Cốt Tre” để thấy lũ thiểu năng bây giờ không ít:
 
 
Về chuyện cầu Zét chèn xốp ăn bớt bê tông.
Các báo đang rồ lên chuyện thành lan can cầu Zét ở Chương Mỹ bị vỡ lộ ra phần xốp, và đặt ra nghi vấn thằng thi công ăn bớt bê tông. Quân khốn nạn ăn trên xương máu và tính mạng đồng bào hỡi ôi căm phẫn.
 
Nhưng rất tiếc các anh chị báo đã bị hớ cực kỳ to phát này, tôi khẳng định thành cầu chèn xốp là điều hoàn toàn bình thường, đây là phương pháp thi công hiện đại của Châu Âu để bảo đảm thẩm mĩ và chất lượng cho công trình.
 
Trong xây dựng công trình, xốp EPS là một loại vật liệu cực kỳ phổ biến, để cách âm trần nhà, dùng để đánh phẳng mặt trát tường, còn trong dân dụng hay gặp nhất có lẽ là làm vòng hoa tang.
 
Như ta thấy trong clip, xốp được chèn vào giữa móng thành lan can của cầu, tức phần lõi. Đây là phần để trống chưa thi công tức khối rỗng, khi lắp lan can, người ta sẽ móc số xốp này ra, luồn dây điện qua những lỗ để sẵn, đặt chân lan can vào rãnh và đổ bê tông hoàn thiện. Hay các bạn phóng viên đòi thằng thi công phải đổ đặc bê tông rồi sau nay đập ra đổ lại???
 
Xốp EPS không hề rẻ, một m3 khoảng vài trăm nghìn, nếu ăn bớt bê tông, thằng thi công dù não để dưới mông cũng không chọn cách đắt đỏ này, mà sẽ dùng vỏ chai, can nhựa, thùng sơn rỗng để nhồi chẳng hạn. Nhưng rất tiếc không thằng nào ăn bớt kiểu ngu học sơ sảy cái dựa cột như chơi thế cả. Nếu ăn thì nó sẽ ăn đơn giá, từ lúc lập dự toán, ví như một khối bê tông mác 500 giá củ rưỡi, nó lập dự toán thành 2, 3 củ gì đấy, nếu ăn bạo hơn thì nó đổ mác 300 thôi cho tiết kiệm. Hoặc cáp dự ứng lực phi 10 thì tráo thành phi 6 hay 8, hàng Nhật Bản thì tráo thành hàng Mã Lai hay Trung Quốc, ăn khối lượng chỉ ở các công trình san lấp, cầu cống thì không thể.
 
Người ta cũng dùng xốp để chèn khe co giãn. Vì vào mùa hè ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, bê tông sẽ nở ra, còn trời lạnh thì co lại, mọi vật liệu trong xây dựng đều có hệ số co giãn, khác với não phóng viên, luôn bất biến.
 
Khi thi công cầu đường, ở khe co giãn người ta sẽ dùng thép truyền lực, một đầu gắn chết với bê tông, một đầu gắn bondbreaker và đậy nắp sau khi đã nhồi xốp. Đây là phương pháp thi công khe co giãn phổ biến nhất trên thế giới, trước đây họ dùng ván gỗ tuy trông phẳng phiu hơn, nhưng có nhược điểm đó là dẫn mối vào công trình, nên xốp được sử dụng như một biện pháp thay thế hĩu hiệu.
 
Anh phóng viên đem thắc mắc mang tầm vóc thế kỷ đi hỏi cho ra nhẽ, nhưng anh không tìm hỏi thằng giám sát công trường, chủ thầu hay ai đó có kiến thức về xây dựng cơ bản, mà hỏi thẳng anh chủ tịch xã Tốt Động – một cao thủ vốn chỉ có chuyên ngành xây dựng gia đình.
 
Anh chủ tịch xã trả lời rằng đéo biết một cách cương quyết, đương nhiên, điều này khiến anh phóng viên tâm tư về sự tắc trách của cán bộ địa phương.
 
Ngay cả việc dùng từ “cốt xốp” cũng thể hiện mức IQ của anh phóng viên và thằng duyệt bài đăng, cốt tức frame, có dạng cấu trúc khung như bộ xương, dù làm bằng sắt, nhôm, composite, tre hay nứa, thì cũng đều có chung thiết kế dạng khung như nhau. Trước đây trên mạng từng lan truyền bức ảnh công nhân xây dựng ghép thanh tre thành khối trụ để làm phần lõi cho móng cột điện, lũ Annam cũng gào lên rằng bê tông cốt tre, khiến cho chuyên gia xây dựng là tôi đây, phải đau lòng vì sự ngu độn của đồng bào.
 
Nếu bỏ qua trí tuệ, thì tôi đánh giá cao sự nhiệt tình của anh phóng viên. Trong clip, anh phóng viên đã không ngần ngại dùng đôi tay chuyên nghiệp để móc xốp (not móc lốp) thành cầu, một hành vi phá hoại tài sản XHCN, nếu bị phạt thì khả năng sẽ khó gặp lại anh trong ít nhất là 10 năm tới, khiến tôi thấy hơi lo, hay anh cho rằng cứ nghi ngờ cái gì là được quyền phá cái đấy, hả anh phóng viên ngu học???
 
Ảnh xốp chèn khối rỗng trong thi công cầu đường ở Dubai, lần sau hãy nhét mấy thằng phóng viên hay thắc mắc vào thay xốp cho tiết kiệm hỡi ôi.
 
Nguồn ở đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *