Theo điều tra của VKS quận sự, bị can Đinh Ngọc Hệ đã thế chấp 29/38 xe biển quân sự, biển xanh 80A cho các ngân hàng, gồm: Thế chấp cho PG Bank 12 xe, MB 6 xe, BIDV 4 xe, VP Bank và Liên Việt 7 xe.
Bị can Đinh Ngọc Hệ (giữa) sẽ ra tòa vào ngày 30/7 tới
Theo dự kiến, ngày 30/7 và 31/7 tới đây, Tòa án quân sự Quân khu 7 sẽ đưa ra xét xử vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” đối với bị can Đinh Ngọc Hệ (tên khác Út trọc, nguyên Thượng tá quân đội) sinh năm 1971 tại Ninh Bình.
Cùng ra tòa với bị can Hệ còn có một số bị can khác như Trần Văn Lâm, Trần Xuân Sơn, Bùi Văn Tiệp, Phùng Danh Thắm. Đây là những người có liên quan đến các hành vi sai phạm của Hệ.
Theo cáo trạng của VKS quân sự Trung ương, khi biết Tổng công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) có chủ trương mở rộng thị trường, khoảng tháng 7/2009 Đinh Ngọc Hệ đã đề nghị Ban Tổng giám đốc cho thành lập pháp nhân mới là doanh nghiệp cổ phần.
Tới tháng 8/2009, Đại tá Phùng Danh Thắm – Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn ký quyết định đầu tư góp vốn, ủy quyền cho Cung Đình Minh và Đinh Ngọc Hệ là người đại diện vốn của cổ đông quản lý 51% cổ phần vốn điều lệ.
Tới tháng 9/2009, Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn được thành lập với vốn đầu tư 20 tỷ đồng. Hai cổ đông khác là bà Vũ Thị Hoa và Vũ Thị Hoan (cháu ruột Hệ) góp 49% cổ phần. Đến khi bị bắt, Hệ là người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc công ty.
Cáo trạng kết luận, dù danh nghĩa là công ty con của Tổng công ty Thái Sơn nhưng thực chất vốn kinh doanh là của tư nhân. Mọi hoạt động quản lý, điều hành trực tiếp đều của Đinh Ngọc Hệ.
Trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2016, Hệ đã lợi dụng danh nghĩa là người của Bộ Quốc phòng để báo cáo không trung thực về hoạt động của công ty cổ phần, mạo nhận chức năng, nhiệm vụ phục vụ kinh tế quốc phòng để xin thi công các công trình, dự án trọng điểm quốc gia.
Thông qua Ban Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Hệ đã đề nghị các cơ quan Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cho mua bằng vốn tự có và đăng ký sử dụng xe biển quân sự, biển xanh 80A, trong đó có nhiều xe chỉ huy giá trị lớn.
Sau khi được cho mua và đăng ký được biển quân sự, miễn nhiều tỷ đồng tiền thuế trước bạ, Hệ đã chỉ đạo cấp dưới ký các hợp đồng thế chấp các xe này cho những tổ chức tín dụng để vay hoặc bảo lãnh.
Cụ thể, đã thế chấp 29/38 xe biển quân sự, biển xanh 80A cho các ngân hàng, gồm: Thế chấp cho PG Bank 12 xe, MB 6 xe, BIDV 4 xe, VP Bank và Liên Việt 7 xe.
Ngoài ra còn cho Công ty cổ phần Cái Mép thuê 3 xe để tạo nguồn thế chấp. Cho công ty cổ phần vận tải Bia Sài Gòn và Công ty Bia Đông Bắc thuê 2 xe biển xanh 80A, thu được số tiền hơn 6 tỷ đồng. Không những vậy, các đối tượng còn giao xe biển quân sự, biển xanh cho nhiều đối tượng ngoài xã hội.
VKS quận sự Trung ương kết luận hành vi nói trên của Đinh Ngọc Hệ đã ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước và quân đội.
(Theo Infonet)
Tin cùng chuyên mục:
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt
Nhà báo quay clip xe múc đất rồi “gợi ý quà Tết”
Phương án cải tạo sông Tô Lịch: Cần làm rõ để đảm bảo hiệu quả