Lại thêm một bịa tạc nữa trong cuốn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”

Người xem: 237

Linh Nguyễn

Cựu chiến binh Mai Xuân Hải đang đọc về cái chết của mình trong sách “Gạc ma vòng tròn bất tử” (tao còn sống sao chúng bay lại bảo tao chết)

Về cuốn sách này đầu tiên nên trách thì trách đám thẩm định, chúng không đủ kiến thức hoặc có chăng chúng thẩm định cho chiếu lệ. Vì theo quy định thì việc in sách trước hết phải đem bản thảo đến cơ quan chức năng như cục xuất bản, ban tuyên giáo để thâm định rồi mới được xuất bản, không phải muốn là in thành sách.

Thứ hai: Đây là cuốn sách có sự liên quan tới quân đội và một giai đoạn lịch sử khiến 64 cán bộ chiến sỹ hi sinh, vậy nên khi xuất bản sách không thể nói rằng tổng cục chính trị không biết được, vì nhà xuất bản họ đã rầm rộ quảng bá bấy lâu. Lão Lương chỉ là một tay chủ biên thôi, có trách thì hãy trách cơ quan chức năng cấp phép cho cuốn sách này quá nhiều sạn để có cơ hội xuất bản dù không được thẩm định kỹ càng.

Về cuốn sách Gạc Ma vòng tròng bất tử, mình chưa đọc qua nhưng nhiều bạn bè mình đã đọc hồi âm lại, thì có khải quát một số điểm như sau.

Nội dung không có gì mới, nếu không nói thằng ra rằng sách được biên tập lại từ những bài viết trên mạng và báo chí trong mấy năm gần đây.

Về câu nói “không được nổ súng” câu nói này được chính mồm ông Lê Mã Lương phát ngôn ra, dù ông ta chưa tham gia hải quân ngày nào. Sau này chắc nhà xuất bản cuốn sách mới đem ông Lanh vào thế bị mớm lời, đế cho nó khách quan trung thực, bởi ông Lanh là người trong cuộc. Nhưng tiếc rằng tác giả đã nhầm chính ông Lanh cũng đã điện thoại cho Tướng Hoàng Kiền thanh minh rằng, anh ta nói câu đó do vô tình chứ ko phải được nghe lệnh hay không? Chứng tỏ ông Lanh trí nhớ có vấn đề. Sự thực là chỉ có mệnh lệnh “Không được nổ súng trước để tránh mọi sự khiêu khích của ké thù” và sau khi quan mồm ông Lương thì biến thành “Cấm nổ súng”

Về bản thân ông Lanh thì ai ớ khu tập thể hải quân phía nam sẽ biết, ông ấy không bình thường sau trận chiến đó, rồi cộng thêm việc nát riệu nên đầu óc có vấn đề phát ngôn không chuẩn mực cũng dễ hiểu.

Nhưng cái khốn nạn là đám nhà xuất bản, chúng lợi dụng ông Lanh để làm nhân chứng sống cho chúng, trong khi ông ta đầu óc không bình thường.

Bức xúc về sự bịa đặt ác độc này, bạn Trần Văn Hoàng Phúc  có ý kiến: Khai tử cả người sống, chúng nó là thể loại gì? Ai đã duyệt xuất bản, sách này cần phải xử lý nghiêm khắc! Không thể để bọn giặc này, lộng giả thành chân như vậy.

Cựu chiến binh Mai Xuân Hải vẫn còn sống, mà chúng nó “bức tử ” người ta trong sách? Sau đó thì “gọi điện xin lỗi gia đình ” là xong? Đời đâu có chuyện gì dễ dàng như thế? Tự nhiên “giết ” người ta xong, giờ gọi điện xin lỗi?

“Người chết” ở trang 200 sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tử đang đọc về cái chết của chính mình. Nói theo ngôn ngữ dân dã của Liên Trạch – Quảng Trạch quê anh : “Mồ tổ mấy đứa vô hậu…” .

Chưa hết, bọn viết sách còn di dời quê của liệt sĩ Trần Văn Phương đi nơi khác gây bức xúc cho thân nhân gia đình liệt sĩ.

– CCB Mai Xuân Hải vốn bị Trung Quốc bắt trong trận Gạc Ma 1988 sau đó được thả và về sinh sống ở quê nhà. Nhưng đến năm 2018, Lê Mã Lương cùng một số người đã “giết chết” anh bằng ngòi bút.

Chưa hết Vì mục đích xấu xa, bẩn thỉu của mình. Bọn biên tập và tác giả còn gom những người tham gia CQ-88, ở các điểm đảo khác và hy sinh vào chung với đảo Gạc Ma? Mục đích là gì thì mọi người đã rõ rồi đấy! Chúng lờ đi công lao các chiến sĩ, nâng cao sự thiệt hại nhân mạng tại một vị trí, và khoét sâu thù hận. Và tất cả chỉ vì tiền và danh cũng như mục đích chống phá đảng, nhà nước và quân đội nhân dân Việt Nam.

***

Cập nhật từ phản hổi của Googletienlang

Xuất phát từ sự kính trọng và yêu mến với blog Tre Làng, với người anh, người bạn lâu năm là chủ blog Tre Làng, Google.tienlang xin có đôi lời trao đổi dưới đây nhân đọc bài mới, nóng, vừa đăng lên cách đây vài giờ, đó là bài “Nóng: LẠI THÊM MỘT SỰ BỊA TẠC NỮA TRONG CUỐN SÁCH “GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ”.

Xin nói trước, chúng tôi chỉ xin “có đôi lời trao đổi” về nội dung bài viết từ khía cạnh luật pháp chứ không đi sâu vào những nội dung khác, chúng tôi không phản bác những tình tiết mà bài viết cho là “những hạt sạn”. Ví dụ, CCB Mai Xuân Hải còn sống mà tác giả cuốn “Gạc Ma- Vòng tròn bất tử” lại “bức tử” hoặc tác giả đã “di dời quê của liệt sĩ Trần Văn Phương đi nơi khác”.

Cũng xin nói luôn, với những người không chuyên về luật pháp như chủ blog Tre Làng thì những sự nhầm lẫn, thiếu sót về pháp luật là điều khó tránh.

Cụ thể có một đoạn trong bài viết ở blog Tre Làng khiến chúng tôi muốn trao đổi là đoạn “Về cuốn sách này đầu tiên nên trách thì trách đám thẩm định, chúng không đủ kiến thức hoặc có chăng chúng thẩm định cho chiếu lệ. Vì theo quy định thì việc in sách trước hết phải đem bản thảo đến cơ quan chức năng như cục xuất bản, ban tuyên giáo để thâm định rồi mới được xuất bản, không phải muốn là in thành sách.” 

Thưa anh chủ blog Tre Làng và các bạn,

Mấy ông ba que cờ vàng ở hải ngoại cùng mấy anh chị rận chấy thường lu loa, vu khống rằng ở VN không có “tự do ngôn luận”, không có “tự do báo chí”, rằng ở VN “báo chí, xuất bản phẩm bị kiểm duyệt ngặt nghèo”. Điều lu loa này hoàn toàn sai sự thật. Họ lu loa như vậy càng chứng tỏ họ không biết gì về công việc của những nhà báo, nhà văn ở VN.

SỰ THẬT thì báo chí và xuất bản ở Việt Nam, tương tự như tác phẩm báo chí, các tác phẩm xuất bản cũng không hề bị kiểm duyệt.

SỰ THẬT trên đã được quy định trong luật. Đó là Khoản 3 Điều 13 Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016 quy định “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.”

Xin xem link https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-Bao-chi-2016-280645.aspx

Đó là Khoản 2 Điều 5 Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 quy định “Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.”

Xin xem link

http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=28213

Vậy Quy trình xuất bản một tác phẩm, cuốn sách tại Việt Nam như thế nào?

Chúng xin giới thiệu quy trình xuất bản một tác phẩm, cuốn sách (xuất bản lần đầu tiên và tái bản, sách viết và dịch, bao gồm tất cả các thể loại) tại Việt Nam, gồm các khâu cụ thể như sau:

Tác giả hoặc cá nhận, tổ chức sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm, cuốn sách chọn một nhà xuất bản có chức năng phù hợp với nội dung tác phẩm, cuốn sách và gửi bản thảo (in ra trên giấy A4 hoặc bản file) cho Nhà xuất bản. Nhà xuất bản đọc duyệt, biên tập nội dung theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nhà xuất bản khi kiểm duyệt nội dung thấy đáp ứng được quy định, thực hiện đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định và nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đăng ký xuất bản.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN); trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản raquyết định xuất bản đối với từng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm tái bản.

Như vậy, Nhà xuất bản mới là nơi đọc duyệt, biên tập nội dung tác phẩm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về từng cuốn sách. Cuốn “Gạc Ma- Vòng tròn bất tử” do Nhà xuất bản Văn học xuất bản nên Nhà xuất bản Văn học mới là nơi đọc duyệt, biên tập nội dung tác phẩm và chịu trách nhiệm trước pháp luật chứ không phải cơ quan Tuyên giáo hay Bộ TT&TT.

Thế nhưng, quyền hạn của Nhà xuất bản cũng không phải là vô biên, thích cho xuất bản sách nào cũng được.

Điều 10 Luật Xuất bản cũng đã quy định rõ

“Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản

Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:

a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;

đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.”

Còn Bộ TT&TT có quyền hạn, trách nhiệm ra sao với nội dung từng cuốn sách? Bộ TT&TT không kiểm duyệt sách trước khi xuất bản nhưng phải đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu. Nếu phát hiện những vi phạm trong nội dung cuốn sách thì phải xử lý.

Vấn đề này được quy định tại Điều 29 Luật Xuất bản như sau “Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Những vi phạm pháp luật trong nội dung cuốn “Gạc Ma- Vòng tròn bất tử”, Google.tienlang sẽ phân tích trong các bài tới đây.

Lê Hương Lan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *