Lâm văn Tiến
Trùm ma túy bị công an bao vây lên mạng livestream la làng lên là công an đàn áp dân. Kêu gọi ” chia sẻ mạnh lên để báo chí, nước ngoài vào cuộc công an giết dân”.
Chợt nhớ tới bài viết lừng danh Cú đá ấy không dành cho dân của nhà báo Đào Tuấn báo Lao Động, không khác một cú đá hung hăng vào tư cách người công an xử lý vi phạm, khiến anh ta phải chịu búa rìu dư luận, còn người vi phạm sau một thời gian lại tái diễn hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Dân đã nghèo, đến cái quần xì líp rách cũng bị một số nhà báo lôi ra nhai đi nhai lại thương vay khóc mướn nhằm kiếm tìm sự ủng hộ hay xây dựng chút quyền lực ảo trên mạng.
Sự thật thì sau những giọt nước mắt (cá sấu?) ấy có điều gì đã tốt đẹp hơn: người vi phạm tái vi phạm nặng hơn, cơ quan chức năng né tránh dư luận, nhà báo viết bài báo ấy thì vẫn tiếp tục các bài viết hung hăng trong đó có việc sỉ nhục một cô hoa hậu người dân tộc. Bản thân chính tờ báo thì tiếp tục những tiểu xảo dân túy rẻ tiền: gần đây nhất vẫn dùng hình ảnh cá chết ở Mỹ minh họa cho cá chết ở miền trung, hoặc chua một cái tít thế này:
“Bỏ tiền túi làm đường giúp dân, “mạnh thường quân” tố bị công an còng tay vì không xin phép”
Mà chính quyền địa phương sau đó cho biết “mạnh thường quân” mà báo phong này thực ra thuộc nhóm đầu cơ đất ở địa phương, đầu tư con đường là bít luôn cả kênh thoát nước của dân.
Đã có người nào trong giới nhà báo, tự nói về giới của mình, dũng cảm như bà Phó chủ tịch nước khi phê phán việc “ăn của dân không chừa một thứ gì”. Chính nhiều nhà báo, trong xu hướng đưa tin một chiều bây giờ, chỉ nhai đi nhai lại những cái xì líp rách của vài chục người dân trong một khu đô thị mới đẹp đẽ mấy chục nghìn dân. Trong khi vẫn ảo tưởng và đi gieo rắc ảo tưởng là mình đang bị hạn chế tiếng nói đóng góp những thứ vĩ đại cho đời…
Tin cùng chuyên mục:
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt