Cá chết Hồ Tây

Người xem: 170

Cuteo@
 
Các anh chị quá lo lắng khi cá Hồ Tây chết trắng thối um. Hiện chưa có con số thống kê, nhưng nhìn cảnh cá chết trên báo thì ai cũng sốc.
 
Nếu Hồ Tây ở Hà Tĩnh hay Nghệ An thì chắc chắn Formosa lãnh đủ. Sẽ lại có cuộc biểu tình lớn như hôm chủ nhật 2/10/16 do gã bảo kê Phao lồ Nguyễn Thái Hợp làm thủ lĩnh. Tôi cá là tên của các lãnh đạo sẽ lại được viết bậy để chửi bới, mạ lị tóe loe trên các bức tường hoặc nơi nào có thể.
 
Cá chết, dân kêu thối, báo khóc than, tất nhiên lãnh đạo phải vào cuộc thị sát tình hình, rồi đến lượt các nhà khoa học với máy móc hiện đại lấy mẫu vào phòng máy lạnh chạy tít mù. Khi có kết quả thì sẽ lại còn phản biện chán chê mê mỏi mới ra công bố chính thức. 
 
Tôi từng sống ở quê với ao chuôm, đầm hồ quanh nhà. Tất nhiên tôi là dân nuôi cá chính hiệu. 
 
Sức khỏe của cá hồ là tiêu chí tốt nhất để biết hồ có bị nhiễm độc hay không. Muốn nuôi cá hồ tốt, cần có: (1) Nước phải đảm bảo độ sâu, giàu chất dinh dưỡng, tiêu thoát nước dễ dàng; (2) Giống cá phải tốt; (3) Thời tiết ôn hòa, không thay đổi đột ngột từ thái cực này sang thái cực kia; (4) Mật độ nuôi thích hợp vừa phải; (5) Nguồn thức ăn phong phú; (6) Thả và bắt luân chuyển, bắt lớn để lại bé, tính thị trường; (7) Tiêu độc định kỳ, phòng bệnh là chính, trị bệnh là quan trọng. Với Hồ Tây cần phải có lực lượng ngày đêm kiểm tra mẫu nước và giám sát sự sinh trưởng hay biểu hiện bất thường của sinh vật, đặc biệt là cá.
 
Cá chết là dấu hiệu cho thấy Hồ Tây đang bị ô nhiễm nặng. Nguyên nhân chính là do xả thải vào hồ kết hợp với sự thay đổi bất thường của thời tiết, dẫn đến không đủ ôxy cho cá thở. Nguyên nhân trực tiếp là gì thì phiền các anh chị chờ cơ quan khoa học xét nghiệm. 
 
Một phân tích mẫu nước vào năm 2016 trong vụ cá chết hàng loạt với số lượng vài chục tấn đã cho thấy, nước Hồ Tây có hàm lượng amoniac cao gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Điều này khiến ta liên tưởng tới việc hàng ngày hàng giờ có nhiều anh chị thản nhiên dừng xe, xả nước tiểu xuống hồ, rồi thản nhiên vẩy chim phần phật như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng đó mới chỉ là nguyên nhân gián tiếp khiến amoniac tăng cao. Nguyên nhân chính lại nảy sinh từ việc một lượng lớn các chất ô nhiễm được xả vào hồ và cần ôxy để phân hủy nên đã gây ra hiện tượng thiếu ôxy. Khi thiếu ôxy thì các chất phân hủy này chuyển hóa thành amoni. 
 
Anh TS Bùi Quang Tề là chuyên gia đầu ngành về bệnh thủy sản, nguyên Trưởng Phòng Sinh học Thực nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I cho biết, mỗi ngày Hồ Tây phải tiếp nhận 4.000-5.000 m3 nước thải của các nhà hàng, quán ăn và người dân sinh sống ven hồ thải xuống. Đây chính là nguyên nhân khiến lượng amoni tăng cao. 
 
“Thông thường nếu nước đủ ôxy thì amoni sẽ được ôxy hóa tiếp sang thành nitrit và nếu đủ ôxy nữa thì từ nitrit sẽ được ôxy hóa tiếp thành nitrat, khi đó nước sẽ không độc. Nhưng nếu trong nước thiếu ôxy sẽ chỉ dừng lại ở amoni mà không chuyển hóa được thành các chất khác, gây ra độc tố khiến cá chết” – TS Tề phân tích. 
 
Nếu cá chết do môi trường nhiễm độc, đương nhiên người dân Hà Nội phải tự chịu trách nhiệm chứ trách ai bây giờ? Hàng ngày xả rác, đái ỉa xuống hồ, hưởng lợi từ hồ mà không biết giữ thì ngửi mùi cá chết là lẽ đương nhiên.
 
Được biết, UBND TP Hà Nội đã ban hành quy định về quản lý Hồ Tây từ năm 2009. Theo đó, UBND TP Hà Nội không cho phép kinh doanh dịch vụ công cộng trong phạm vi khu vực quản lý Hồ Tây; kinh doanh dịch vụ ăn uống liền kề phạm vi khu vực quản lý Hồ Tây phải bảo đảm điều kiện hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường. 
 
Nhưng tiếc là gần như 100% chủ đầu tư không chấp hành, và người dân sống quanh khu vực cũng không giám sát hay có ý kiến gì.
 
Tôi nói thẳng, thiếu trách nhiệm, chạy theo lợi ích trước mắt thì hậu quả sẽ đến và cá chết Hồ Tây là một ví dụ điển hình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *