Về vụ “tạm giữ người bỏ 200 triệu làm đường”

Người xem: 286

Khoai@
 
Các anh chị đọc bài “Tạm giữ người bỏ 200 triệu đồng làm đường: Nhiều bằng khen” rồi chửi chính quyền như đúng rồi, tôi chê.
Nói luôn cho vuông vắn, đây là bài cải bẹ. Thím viết bài không hiểu gì về tạm giữ, truy đuổi hay tịch thu… và cũng không hiểu gì về các quy định của pháp luật trong việc cấp phép, thi công làm đường dân sinh, cũng như các quy định về xử phạt hành chính.
 
Tin chính xác là thằng bỏ ra 200 triệu làm đường nó khôn gấp vạn lần thím làm báo. Không phải tự nhiên nó bỏ ra 200 triệu để làm con đường đó. Sát cuối và ngay bên cạnh con đường đó là vài mảnh đất của nhà hảo tâm nha. Bỏ ra 200 triệu làm con đường nhựa láng cóng, giá đất vụt tăng, nó thu về cả tỉ bạc. 
 
Nó biết rõ con đường tạm này là phần đất thuộc công trường, không phải của dân. Việc nó tự ý thi công con đường này với sự đồng lõa của những người dân tham lam được coi như việc lợi dụng từ thiện để cướp đất của công trường. Việc làm con đường này cũng đồng thời lấp mẹ mương thoát nước của công trường và của bà con nơi đây. Nhẽ ngày mưa bà con phải sắm thuyền đi lại.
 
Chính bài báo của các anh chị Đất Việt cũng nói, đất đó là hành lang bảo vệ công trường chứ không phải là đường dân sinh.
 
Thằng hảo tâm cũng biết rõ với đất đó,  việc xin phép thi công sẽ không được chấp nhận, nên nó núp bóng từ thiện, xúi bà con đứng ra xin phép để lấy cớ làm đường. UBND xã không cấp phép vì nó còn liên quan đến quy hoạch tổng thể và chi tiết trong tầm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của địa phương và vì thế việc thi công khi chưa có phép là sai. 
 
Thằng hảo tâm đã được thông báo là không được làm, nhưng bản tính tham lam, muốn tạo sự đã rồi nên nó cứ làm. Vì thế, xã họ yêu cầu nó dừng thi công, trả lại nguyên trạng là đúng quy định của pháp luật.
 
Tôi không rõ vì sao thím viết bài này nói là thằng hảo tâm bị truy đuổi rồi tạm giữ. Nhẽ nó thấy mình sai nên chạy trốn để họ phải đuổi bắt?

Tin từ UBND xã là tay này có hành vi cản trở người thi hành công vụ, và dù đã được nhắc nhở ngay từ đầu, nhưng nó vẫn cố tình làm. 
 
Tôi phân tích luật xem UBND xã làm đúng hay sai. Quy định về vấn đề này có: Luật đất đai 2013; Nghị định 102/2014/NĐ-CP; Luật xử lý vi phạm hành chính 2012Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
 
Anh chị chịu khó đọc Điều 12 Luật đất đai 2013 thì sẽ thấy, hành vi bị nghiêm cấm là lấn, chiếm hủy hoại đất đai. Trong đó, “chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép….”. Thằng kia có hành vi chiếm đất công để làm đường dân sinh là sai lè lè.
 
Lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định 102/2014 và luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Và đây là công trình kiên cố, nên sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức theo Điểm a Khoản 8 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng là buộc trả lại đất lấn chiếm và khôi phục tình trạng của đất trước khi vi phạm, buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Cái này UBND xã lại đúng.
 
Tuy nhiên, về thẩm quyền xử phạt vi phạm, theo quy định của Khoản 1 Điều 71 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì Chủ tịch UBND xã chỉ có thẩm quyền phạt tiền đến 4.000.000 đồng. Vì vậy, trong trường hợp này, chủ tịch UBND xã không có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, mà phải chuyển yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 
 
He he, thế nên, theo luật, UBND xã phạt nó 4 triệu đồng là không đúng thẩm quyền.
 
Tôi nói thêm, anh chị làm báo mà kém hiểu biết pháp luật, động cơ không trong sáng, sẽ dẫn đến người đọc hiểu sai và thậm chí gây bất ổn xã hội. 
 
Đọc bài trên Đất Việt thì uy tín của chế độ coi như vứt cho chó gặm, thiên hạ không chửi chính quyền, kẻ xấu không kích động, lũ cẩu nô vong quốc không lợi dụng mới là lạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *