Về Dự Luật Đặc khu kinh tế

Người xem: 142

 
Gửi mọi người,
 
Em nghĩ là câu chuyện về thời gian cho thuê đất đến 99 năm gây tranh cãi cũng có lý của nó. Tuy nhiên, hướng phản đối đang xoay quanh một vài ý chính sau:
 
– Lo lắng về nguy cơ Trung Quốc [Một hướng lo lắng đầy tính phân biệt chủng tộc. Việt Nam tham gia Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc từ năm 81, em lấy luôn định nghĩa của Công ước này. Trong đó, “phân biệt chủng tộc” nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu đãi nào dựa trên cơ sở chủng tộc, màu da, dòng dõi, nguồn gốc dân tộc hoặc sắc tộc, với mục đích hoặc có tác dụng vô hiệu hóa hay làm giảm sự thừa nhận, hưởng thụ hoặc thực hành, trên cơ sở bình đẳng, các quyền và tự do cơ bản của con người về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc về bất kỳ lĩnh vực nào khác của đời sống công cộng”, mọi người có thể so sánh]
 
– Thu hút đầu cơ bất động sản, không thu hút các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mà ta đang tập trung thu hút (4.0 rì đó) hoặc các doanh nghiệp sản xuất.
 
Em nghĩ ý đầu tiên rõ ràng vô lý vì:
 
– Không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước cũng cho thời hạn thuê 99 năm. Bảng dưới liệt kê các thời hạn thuê chỉ riêng trong khối ASEAN. Có đủ các quốc gia từ dân chủ đến quân chủ cho thời hạn tới 99 năm. Như vậy câu chuyện thuê đất 99 năm không xuất phát từ mục tiêu tạo điều kiện đánh đổi chủ quyền mà chỉ thuần về kinh tế. Bảng này lấy từ nghiên cứu của công ty tư vấn Colliers vận động chính phủ Thái điều chỉnh leasehold period (không biết dịch) của Thái Lan lên 99 năm nhằm cạnh tranh với các nước trong ASEAN. http://www.colliers.com/…/are%2099-year%20leases%20good%20f…. Hoặc ở Mỹ cũng có, thử xem 1 case từ năm 84, nhưng vấn đề mà người ta quan tâm không phải chủ quyền:P:https://definitions.uslegal.com/9/99-year-lease/
 
– Về cơ bản, đất đai Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân, trong trường hợp đặc biệt ảnh hưởng đến những yếu tố được quy định trong Hiến pháp thì đều có thể cưỡng chế (an ninh quốc gia, môi trường, chủ quyền, người dân), đây rõ ràng là điều mà nhiều anh chị bất đồng chính kiến với nhà nước vẫn ra rả rằng đây là chiêu trò cướp đất của dân …. Ở đây chỉ có quyền sử dụng chứ ko có quyền sở hữu. Thế nên khi Đại biểu Dương Trung Quốc nói về tình trạng người Trung Quốc mua nhà ở một số tỉnh thành, em không quá hoảng hốt vì đơn giản là nhà nước có khả năng thu hồi. Ngoài ra thì Bộ trưởng trả lời chất vấn đã khẳng định người nước ngoài chỉ có quyền mua chung cư (theo Luật, có thể gúc). Như vậy, hãy xem lại vốn con người, vốn xã hội của ta đủ tốt để bảo vệ chủ quyền chưa?
 
– Dự luật này không biến các Đặc khu kinh tế SEZ trở thành Khu tự trị. Có lẽ đây mới chính là điểm khiến 1 số anh bất đồng quan điểm lên kế hoạch truyền thông chống lại nó. Bởi nó không lan rộng ra cả nước mà chỉ khu biệt trong 1 số khu vực nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và kỹ thuật công nghệ, nếu Việt Nam thành công như Trung Quốc thì quyền lực của Đảng sẽ mạnh hơn và các anh lại phải chờ dài cổ.
 
– Đặt yếu tố Trung Quốc làm nguy cơ hàng đầu để phản đối câu chuyện đặc khu là tinh thần phân biệt chủng tộc. Dự Luật không đề xuất bất kỳ ưu đãi nào chỉ dành cho công dân, doanh nghiệp, tổ chức, chính phủ Trung Quốc mà còn cả các quốc gia khác. Trung Quốc trên thực tế tranh chấp với nhiều quốc gia tại ASEAN về chủ quyền không chỉ Việt Nam. Tại Việt Nam Trung Quốc không phải là nhà đầu tư số 1. Với Trung Quốc vừa phải hợp tác vừa phải đấu tranh là tinh thần chung của các nước ASEAN chứ không chỉ VIệt Nam. Đưa Trung Quốc trở thành nguy cơ hàng đầu rõ ràng không dựa trên cơ sở nào hợp lý mà chỉ là sự phân biệt chủng tộc.
 
Một số ý kiến đóng góp cho các bác. Nhìn chung đây là quyền lợi của người dân cả nước, dĩ nhiên là nếu Quốc hội không thông qua thì cũng rất đau cơ mà như thế chứng tỏ ta đang dân chủ lên. Mặc dù cái giá của dân chủ thì chua chát ….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *