Ai theo dõi tình hình nước Đức hẳn còn nhớ phiên tòa đình đám cách đây vài năm khi xử ông Christian Wulff, nguyên tổng thống nước Đức. Vì sao ông ấy bị lôi ra tòa, nguyên nhân nào khiến ông ấy phải từ chức nó là cả một quá trình dài do hạn chế thời gian nên tôi có thể tóm tắt: Do ông ấy dám đụng chạm tới tài phiệt ngân hàng và đối đầu với gia đình Springer, một trong ba đại gia truyền thông ở Đức.
“Các vị lấy bằng chứng là tôi mời tổng thống ăn uống bằng tiền của tôi. Vậy sao các vị không lấy bằng chứng những bữa ăn ông ấy mời tôi ăn và ông ấy trả tiền?”
Đó là lời nói của bạn ông Wulff khi ra tòa ở TP Hannover. Họ là bạn vốn rất thân từ lúc còn ấu thơ, sau này một người theo chính trị, một là thương gia. Tuy vậy họ vẫn gặp mặt nhau thường xuyên và mời nhau ăn uống và trả tiền, với họ là việc hiển nhiên. Ở đây cũng cần phải nói với các bạn rằng, ở Đức mời nhau ăn uống mà trả tiền là thân lắm nhé. Vì bình thường ra dù có là bạn bè mời nhau thì vẫn của ai người ấy trả chứ không như người Việt mình “hôm nay anh bao tất đâu”.
Kết quả phiên tòa đó là hòa cả làng, chỉ là tốn hàng triệu Euro tiền thuế của dân vì các phiên tòa diễn ra mà chẳng đâu vào đâu cả. Tới lúc cuối cùng, ai quan tâm đều tự hỏi rằng, rốt cuộc vì sao một tổng thống của Đức phải từ chức? Và rốt cuộc ông ấy bị kiện vì cái gì?
Phiên tòa TXT ở Đức cũng vậy thôi! Ý nghĩa chính trị là chủ yếu chứ về pháp lý nó chẳng có gì đáng nhắc ở xứ này. Cho tới giờ bằng chứng họ đưa ra chẳng cái nào thấy thuyết phục. Hình ảnh trong phóng sự trên đài nhà nước hẳn hoi là một hình lấy nguồn của Bùi Thanh Hiếu, ai cũng biết là ai. Người ta bảo còn tìm thấy thông số GPS của chiếc xe thì xin lỗi chứ cái đó làm giả mấy hồi. Phiên tòa đó chỉ là một tuồng hề, còn tệ hơn cả phiên xử ông tổng thống Đức năm nào. Vì ít ra phiên tòa đó họ còn có hóa đơn mà tổng thống Wulff được mời ăn chứ phiên tòa này họ chẳng có gì trong tay ngoài cái mồm to. Nhưng ở xứ này là thế! Ở Mỹ đạo luật nào ra có lợi cho dân, các ông lớn muốn chặn thì mượn tay tòa án để tuyên bố này nọ khác kia, dân kêu mặc dân. Ở Đức cứ có vụ gì thì họ dọa nhau tuyên bố “điều tra”, trò hề chính trị mà thôi. Vài năm sau bạn cứ tin đi, nếu nhà báo nào hỏi trong họp báo tôi sẽ khẳng định được câu trả lời rằng “vụ án vẫn trong quá trình điều tra”!
Hình ảnh mà đài truyền hình ZDF sử dụng:
Tin cùng chuyên mục:
Khi việc tu hành biến thành hiện tượng truyền thông
Cơ cấu tổ chức mới của Chính phủ chính thức hoạt động từ ngày 1/3/2025
Ngôi chùa cổ tại Bắc Giang bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn
Tu hành hay trình diễn?