Trịnh Xuân Thanh lẩn trốn trách nhiệm

Người xem: 90

Khoai@
 
Sáng nay 9/1/2018, TAND TP. Hà Nội bắt đầu phiên tòa Sơ thẩm xét xử các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cho biết, việc được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVC) định thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo biết năng lực của PVC chưa đạt để có thể làm một dự án như vậy. Theo bị cáo Thanh, ở Việt Nam chỉ có đơn vị làm được dự án như vậy đó là Lilama.
 
Trịnh Xuân Thanh cho biết, trước đó, PVC có liên doanh với Lilama thực hiện một dự án. PVC làm phần xây dựng còn Lilama đóng máy, dự án đó rất thành công.
 
Thẩm phán Trương Việt Toàn hỏi: “Với năng lực tài chính của PVC đã có vấn đề, cùng với năng lực như vậy việc gánh thêm dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 với tư cách là tổng thầu bị cáo thấy thế nào?”.
 
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho biết, việc đơn vị mất cân đối là chưa có vốn, khi một nhận được dự án để thực hiện là rất tốt. Thứ nhất có công ăn việc làm, có thu nhập năng cao năng lực của PVC. “Biết dự án lớn, PVC chưa đảm đương được nhưng tinh thần của PVN là quyết tâm thực hiện, trong quá trình làm sẽ có sự phối với các chuyên gia tư vấn nước ngoài”, bị cáo Thanh nói.
 
“Nhận dự án lớn đấy là thuận lợi hay khó khăn thêm?”, thẩm phán Trương Việt Toàn hỏi.
 
“Tổng Công ty bị thua lỗ là năm 2009 – 2010 đã đầu tư vào bất động sản, bất động sản đóng băng nên Tổng Công ty rơi vào khủng hoảng. Có những khoản đầu tư vào đất với 25 – 30 triệu đồng/m2, bán 10 triệu đồng/m2 nhưng không ai mua. Thua lỗ là do vấn đề bất động sản còn nhận dự án, có việc làm là rất tốt”, bị cáo Thanh nói.
 
Nói về hợp đồng số 33, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho biết “toàn bộ phần phụ lục không có. Tại thời điểm đó, bị cáo có khuyết điểm”. Bị cáo Thanh cho biết bị cáo “không đọc hợp đồng, nếu như đọc hợp đồng sẽ không xảy ra thiếu nội dung”.
 
Bị cáo Thanh khai thêm, thẩm quyền, trách nhiệm của ban giám đốc, công văn ký cấp tạm ứng không cần báo cáo bị cáo. Việc chi khoản tiền tạm ứng cũng là trách nhiệm của ban giám đốc của PVC. “Khi có tiền tạm ứng rồi thì việc chi tiêu thuộc thẩm quyền của ban giám đốc, đúng luật hay không là kế toán trưởng có trách nhiệm báo cáo tổng giám đốc. Về sau, bị cáo phát hiện ra việc chi tiêu không đúng, bị cáo đã yêu cầu báo cáo và trực tiếp báo cáo PVC”, bị cáo Thanh nói.
 
Trịnh Xuân Thanh phủi trách nhiệm và nói, việc chi 10 khoản vào công ty khác là của ban giám đốc. Việc chi tiêu góp vốn là phải được HĐQT ra nghị quyết trong đó ghi rõ góp tiền bằng cách nào. “Thời điểm đấy khó khăn về tài chính nhưng Tổng công ty mẹ PVC lúc nào cung có thể vay ngân hàng để góp vốn. Chủ trương góp vốn là có, còn dòng tiền là yêu cầu phải đúng pháp luật”, bị cáo Trịnh Xuân Thanh nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *