Ong Bắp Cày
Thưa các anh chị,
Tôi đang theo dõi cẩn thận vụ thiếu tá Trần Văn Vang, chiến sĩ CSGT thuộc Cục CSGT (C67) bị xe máy chở 3 đi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đâm tử vong trong lúc đang thi hành nhiệm vụ. Hiện vẫn còn 1 chiến sĩ khác đang bị trọng thương, đang được điều trị tích cực.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, báo chí đã đăng tải thông tin tới người đọc và dư luận chung là hết sức phẫn nộ. Tuy nhiên, một số kền kền đã có vẻ hả hê và suy diễn theo hướng tiêu cực rằng, CSGT phải thế nào đó mới bị đâm chết.
Nhưng thôi, kệ mẹ lũ súc vật mang danh báo chí, chúng chỉ biết tống tiền doanh nghiệp, nắn túi CSGT, biến gái nhà lành thành cave… chứ làm gì có trái tim mà chấp.
Tóm tắt sự việc: Vào khoảng 9h ngày 30/11/2017, trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, thuộc địa phận phường Tân Long, TP Thái Nguyên, tổ công tác của Cục C67 đang làm nhiệm vụ thì phát hiện một xe máy kẹp 3 vi phạm giao thông, đi vào đường cao tốc. Đây là tình huống mà người điều khiển xe mô tô đã vi phạm luật giao thông đường bộ ở cấp độ cực kỳ nguy hiểm. Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho những người đang tham gia giao thông và cho chính 3 nhân mạng đang ngồi trên chiếc xe máy kia, tổ công tác ra hiệu lệnh dừng xe. Nhưng thay vì chấp hành, tên lái xe tăng ga và lao thẳng vào 2 chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.
Cú đâm với tốc độ cao kèm tải trọng lớn đã khiến 2 chiến sĩ ngã gục ngay tại chỗ. Tổ công tác nhanh chóng đưa đưa 2 chiến sĩ vào Bệnh viện A Thái Nguyên cấp cứu. Và sau đó chiến sĩ tên Vang đã vĩnh viễn ra đi.
Việc không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, đồng thời điều khiển xe cố tình đâm thẳng vào 2 CSGT đang làm nhiệm vụ là hành vi cố ý giết người, bởi người lái mô tô ý thức rõ, việc đâm vào 2 CSGT nêu trên khiến họ có thể chết do không phản xạ kịp. Biết rõ điều đó, nhưng tên côn đồ vẫn quyết tâm điều khiển xe, cố tình đâm thẳng vào tổ công tác, bất chấp hậu quả xảy ra.
Luật sư Nguyễn Trọng Quyết – Trưởng Văn phòng luật sư An Phước cho biết, hành vi của tài xế đâm thẳng vào CSGT là rất manh động, coi thường pháp luật.
Xe máy đi vào cao tốc đã vi phạm luật Giao thông, và khi tổ công tác CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra nhưng tài xế lại không chấp hành, còn tông xe vào tổ công tác đang thi hành nhiệm vụ. Hành động này vừa vi phạm pháp luật, vừa hết sức táo tợn, coi thường mạng sống của người khác, cần phải được pháp luật xử lý nghiêm minh”, Ls Quyết phân tích.
Theo Luật sư Quyết, đối với trường hợp này, cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ xác minh, thu thập những chứng cứ, tài liệu để khởi tố vụ án Chống người thi hành công vụ, hoặc tội cố ý giết người.
“Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần phải làm rõ yếu tố về mặt chủ quan và ý chí của người tài xế. Tài xế điều khiển xe máy tức là đang sử dụng phương tiện là nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu cố tình và có chủ đích đâm thẳng vào CSGT thì đã thể hiện dấu hiệu của hành vi giết người ”, Luật sư Quyết chia sẻ.
Thưa các anh chị,
Hành vi cố ý giết người của tên lái mô tô cần phải bị lên ánh mạnh mẽ và cần phải bị trừng trị thích đáng, nếu không, một ngày nào đó chính chúng ta sẽ là nạn nhân tiếp theo.
***
Điều 257 BLHS – Tội chống người thi hành công vụ
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm.
Điều 93 BLHS – Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; ) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Tin cùng chuyên mục:
Hà Nội: Hành trình kiến tạo bản sắc từ di sản văn hóa
Tinh gọn bộ máy – Khẩn trương, quyết liệt trong chỉ đạo của Tổng Bí thư
Mỹ viện trợ quân sự Ukraine thêm một tỷ USD
“Rận chấy cắn nhau” và bộ mặt thật của những kẻ cơ hội chính trị