Cuteo@
Chuyện về tên tội phạm tham nhũng (kinh tế) Trịnh Xuân Thanh đang thu hút sự chú ý của dư luận. Với đại đa số người dân Việt Nam, đơn giản điều đó thể hiện quyết tâm to lớn của đảng và nhà nước trong tiêu diệt tham nhũng và rằng, nói đi đôi với làm, không phải nói suông. Ở một khía cạnh khác, điều đó cũng cho thấy, tội phạm tham nhũng, dù trốn ở đâu, được nước nào bảo kê thì cuối cùng vẫn không thể thoát. Song song với điều này, nhiều người, thậm chí cả quốc gia văn minh như Đức đã bỗng dưng “thần thánh hóa” trình độ nghiệp vụ của an ninh Việt Nam. Thực hư thế nào, hồi sau sẽ rõ.
Tuy nhiên, bên cạnh sự vui mừng của đa số người dân vẫn có những tiếng nói lạc lõng, đi ngược lại lợi ích dân tộc. Họ luôn luôn to mồm kêu gào chống tham nhũng, đòi hỏi tội phạm kinh tế như Trịnh Xuân Thanh phải bị trừng trị đích đáng, nhưng khi chính quyền Việt Nam đã và đang nỗ lực chống tham nhũng, thì các họ lại quay sang ủng hộ một quốc gia đang chứa chấp, bao che, bảo kê cho tội phạm tham nhũng. Điều đó là gì nếu không phải là họ đang cố tình chống lại nhà nước, chống lại chính cái điều mà họ vẫn kêu gào ủng hộ?
Nhục nhã thay, một số FBker nổi tiếng như cô Hương Trà, anh Huy Đức, lại tỏ ra khoái trá khi Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố trục xuất nhân viên ngoại giao của Việt Nam, và hí hửng chờ đòn trừng phạt ngoại giao tiếp theo từ phía Đức. Là gì, nếu không phải là thái độ thù địch với ngay đất nước mình, nhân dân mình?
“Bắt cóc” là từ mà phía Đức và các thế lực thù địch với Việt Nam đang cố tình sử dụng nhằm biện minh cho năng lực bảo vệ đất nước của chính họ, nói thẳng ra là để trấn an dư luận Đức, nhưng chính từ này lại đang làm tổn thương nghiêm trọng tới hình ảnh Việt Nam. Ai cũng biết, từ “bắt cóc” chỉ dùng cho khủng bố và rộng hơn là tội phạm, vậy mà, họ vẫn thích thú sử dụng cho dù chưa biết thực hư như thế nào? Điều đó là gì nếu không phải là đang tìm cách hạ thấp uy tín của đất nước mình?
Sự thật là không có vụ “bắt cóc” nào xảy ra. Trịnh Xuân Thanh đã ra tự thú.Trịnh Xuân Thanh phát biểu trên truyền hình: “Tôi thấy cần phải về đối diện với sự thật. Thứ hai là cần về gặp lại mọi người đặc biệt là những lãnh đạo để báo cáo mình nhận khuyết điểm, xin lỗi. Gia đình động viên tôi đã xin về tự thú”.
Sự thật là không có vụ “bắt cóc” nào xảy ra. Trịnh Xuân Thanh đã ra tự thú.Trịnh Xuân Thanh phát biểu trên truyền hình: “Tôi thấy cần phải về đối diện với sự thật. Thứ hai là cần về gặp lại mọi người đặc biệt là những lãnh đạo để báo cáo mình nhận khuyết điểm, xin lỗi. Gia đình động viên tôi đã xin về tự thú”.
Xin nói thẳng, tình hình an ninh của một đất nước ít nhiều phản ánh trình độ của Chính phủ nước đó. Việc để cho tội phạm của một nước khác nhập cảnh hay làm điều gì đó tương tự vào Đức mà không phát hiện nổi, thậm chí còn có hành động bảo kê là khó có thể chấp nhận được trong điều kiện văn minh như Đức. Việc để cho Trịnh Xuân Thanh (nếu có) đàng hoàng ra khỏi lãnh thổ, về Việt Nam và ra đầu thú giữa thanh thiên bạch nhật là một cái tát trời giáng vào năng lực hành vi của Chính phủ Đức.
Và chính điều này có thể tạo ra áp lực buộc Chính phủ Đức đương nhiệm phải rời chính trường. Có lẽ, lo sợ về điều này, Chính phủ Đức đã phải tẽn tò sử dụng đòn “Persona Non Grata” nhằm vớt vát lại danh dự.
Hóa ra cả cái gọi là Chính phủ Đức kia cũng không khá hơn đám lưu manh thảo khấu chính trị ở Việt Nam là mấy.
Nhưng, dù sao thì sự kiện này cũng mãi là nỗi điếm nhục với Chính phủ đương nhiệm Đức.
Hóa ra cả cái gọi là Chính phủ Đức kia cũng không khá hơn đám lưu manh thảo khấu chính trị ở Việt Nam là mấy.
Nhưng, dù sao thì sự kiện này cũng mãi là nỗi điếm nhục với Chính phủ đương nhiệm Đức.
Suy cho cùng, những người Việt đang cùng Chính phủ Đức cất lên những tiếng nói lạc lõng kia đang tự hủy hoại thanh danh của chính mình.
Tin cùng chuyên mục:
Phương thức ám sát mới: Nguy cơ từ thiết bị điện tử
Vụ bỏ cọc đất đấu giá ở Hà Nội: Hiện tượng thao túng thị trường Bất động sản
Vụ sập cầu Phong Châu: Cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm
Phú Thọ: Khẩn trương xây dựng cầu Phong Châu mới sau sự cố sập cầu