Khoai@
Tôi cứ ngỡ là trong lúc vội vã nên Trung tướng Võ Văn Liêm thiếu tỉnh táo, có lời lẽ lăng mạ, xúc phạm CSGT khi xe chở ông chạy quá tốc độ. Và tôi hy vọng ông nhận thức được vấn đề….Nhưng không, càng ngày ông càng tỏ ra bất chấp, ngoan cố. Xem những gì trong clip, phần sai đã thuộc về ông khi có thai độ lồi lõm với anh CSGT bằng tuổi con mình. Nói cho đúng, đó là hành vi trà đạp lên đạo đức xã hội và luật pháp. Thái độ của ông sau khi sự vụ xảy ra đã chứng minh điều đó. Ở loạt bài trước, ít người nhắc đến nội dung này.
Hôm qua ông đổ lỗi cho CSGT (dù không có chứng cứ) và hứa sẽ chấp hành nếu đưa ra được bằng chứng. Nhưng sau khi công an Cần Thơ cung cấp bằng chứng thì ông nói “không chập nhận được hình ảnh bắn tốc độ”.
Tôi trích bài trên VietNamNet: “Sáng nay, trao đổi với VietNamNet, Trung tướng Võ Văn Liêm – nguyên Phó chính ủy Quân khu 9, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương (Bộ Quốc phòng) cho biết, hình ảnh bắn tốc độ mà công an quận Bình Thuỷ cung cấp cho báo chí không ai chấp nhận được”. Theo ông, “bắn tốc độ phải có toạ, độ, GPS, ngày, tháng…” là lý luận cùn, thưa ông.
Đoạn này, ông không đi vào vấn đề, mà muốn hướng lái dư luận sang chuyện tấn công vào CSGT: “Chuyện vi phạm luật giao thông là chuyện thường xuyên xảy ra trong điều kiện giao thông của Việt Nam, nhưng CSGT không phải được cái quyền muốn làm gì thì làm. Ai bị CSGT chặn xe sẽ biết. CSGT bắn tốc độ thì ra đường bắn đàng hoàng, chứ núp trong lùm bắn rồi chạy theo chặn thì ai biết là cái gì”.
Đoạn này, ông lập luận rất thiếu hiểu biết: “Ông nói, CSGT muốn xử phạt phải có hình ảnh chứng minh ngay thời điểm đó”. Và “Đến 3 ngày sau mới đem ra chứng minh thì ai tin cái đó là chắc chắn. Xe tôi vi phạm cứ xử. Tôi đi công việc gấp thì cứ giữ giấy tờ. Tôi đưa giấy ra đàng hoàng chứ đâu phải tôi không đưa. Tôi cũng yêu cầu ghi số xe tôi đi, nhà tôi ở tại đây. Tôi nói như thế chứ có không phải tôi không hợp tác đâu. Tôi không cho tài xế xuống vì lúc đó có hai thanh niên đứng gần tôi chẳng biết là ai. Tôi xem nhiều clip khi tài xế xuống xe thì xảy ra xô xát nên tôi không cho xuống”.
Nói như thế là cùn thưa ông. Ngay khi xe ông vi phạm, CSGT đã ra hiệu lệnh dừng xe, nhưng vì có ông nên chiếc xe đã bất chấp hiệu lệnh của người thực thi luật pháp, bất chấp việc nguy hiểm với tính mạng của người dân tham gia giao thông mà bỏ chạy. Nếu không có việc CSGT đuổi theo thì tôi tin ông còn chạy mất dạng và không biết điều gì sẽ xảy ra đối với tính mạng của người khác. Vậy đuổi theo ông thì có thể chứng minh được “ngay” như ông nói không, hay như trong clip, anh CSGT kia vẫn nhã nhặn nói ông chờ chút, sẽ có người mang đến chứng minh?
Hành vi ra lệnh cho người lái xe bỏ chạy khi vi phạm pháp luật là gì thưa ông Trung tướng đáng kính?
Trong clip trên mạng, nhưng gì ông nói với CSGT là văn hóa hay sao?
Ông tuyên bố, sẽ cho CSGT nghỉ việc, và để chứng minh cho quyền lực của mình, ông còn dọa cách chức Giám đốc công an là hành vi văn hóa phải không?
Hazz. Với những gì ông nói với VietNamNet hôm nay, ông đang tự hủy hoại thanh danh của mình và cả của đồng đội đấy.
Xin nhắc lại, thành khẩn mới là cách cư xử của bậc trượng phu.
Trung tướng hãy học chị Trịnh Thị Thùy Dương (người chửi bới CSGT) và nói: “Tôi sai rồi. Tôi đã xin lỗi anh CSGT mà tôi đã chửi bới. Giờ tôi không thanh minh gì nữa và tôi xin chịu trách nhiệm khi công an có kết luận điều tra”. Người như thế mới đáng tôn trọng.
***
Bổ sung ý kiến của TS Nguyễn Sỹ Dũng – Nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội:
“Thực ra, trung tướng về hưu là người không còn quyền lực nữa song tác động tha hóa của quyền lực thì vẫn còn. Khi một thời gian dài quyền lực đã biến ai đó trở thành bất khả xâm phạm thì người này trở về với vị thế của một công dân bình thường là rất khó khăn.
Đối với rất nhiều quan chức, quá trình chuyển từ “quan nhất thời” về với “dân vạn đại” diễn ra đầy trăn trở và đau đớn. Bị áp đặt phải tuân thủ pháp luật như một công dân bình thường vì vậy có thể gây sốc. Và việc chửi bới CSGT chỉ là một trong những hiệu ứng còn sót lại của chức quyền.
Công bằng mà nói, không còn quyền lực thì di sản của quyền lực có thể gây bức xúc nhưng khó lòng gây ra nhiều tác hại cho xã hội.
Nếu vị trung tướng nói trên bị phạt vì vi phạm tốc độ lái xe và cả vì chống người thì hành công vụ như mọi công dân khác thì hiệu ứng chức quyền sẽ nhanh chóng bị triệt tiêu; vị thế của một công dân bình thường như bao công dân khác sẽ nhanh chóng được xác lập”.
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA