ÔNG NGUYÊN NGỌC VẪN MIỆT MÀI KÝ SINH TRÊN DANH TIẾNG CỤ PHAN

Người xem: 165

Ông Nguyên Ngọc vẫn miệt mài ký sinh trên danh tiếng cụ Phan.

Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh thành lập ngày 9-1-2007, đến ngày 3-10-2008 được đổi tên thành Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh. Quỹ này nhắm đến sự tài trợ vật chất từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới danh nghĩa “vì sự nghiệp canh tân văn hóa Việt Nam, nối tiếp sự nghiệp của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh: Chấn dân khí – Khai dân trí – Hậu dân sinh”.

Trong Ban lãnh đạo Quỹ thì bà Nguyễn Thị Bình, cháu gọi cụ Phan bằng ông ngoại, giữ vai trò Chủ tịch trên danh nghĩa, còn vai trò Chủ tịch Hội đồng khoa học, người trực tiếp đánh giá, thẩm định và ban phát các giải thưởng của qũy chính là ông Nguyên Ngọc.

Năm 2015, Quỹ này trao giải Việt Nam học cho Keith Weller Taylor, một nhà nghiên cứu người Mĩ (từng tham chiến tại Nam Việt Nam) có khuynh hướng xét lại, xổ toẹt lịch sử Việt Nam đồng thời công khai biện hộ cho cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa và tàn ác mà nước Mỹ đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.

Ấy thế mà tại buổi lễ trao giải, ông Nguyên Ngọc đã: “Xin cám ơn Keith Weller Taylor, vì tình yêu chân chính và nổ lực trằn trọc của ông cho khoa học lịch sử Việt Nam, cho Việt Nam.”

Nguyên Ngọc còn cất lên những lời có cánh để quảng cáo cho các sản phẩm củaKeith Weller Taylor: “Keith Taylor là một trong những nhà Việt Nam học nổi tiếng nhất, cả ở Việt Nam cả ở nước ngoài” và “ông cũng là một nhà Việt Nam học độc đáo, từ điểm xuất phát, đến con đường nghiên cứu Việt Nam học ông đã đi, các chặng khác nhau và những chuyển hướng trên con đường đó, và có lẽ cả ở sự gắn bó, gần gũi kỳ lạ của ông với giới nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam, những chuyển động bên trong nghiên cứu ấy.”

Cũng năm 2007, trường Đại học tư thục Phan Châu Trinh Đà Nẵng được thành lập, tọa lạc trên “mảnh đất vàng” diện tích 3,8 ha giữa thành phố du lịch Hội An. Dĩ nhiên, mâm cỗ này không thể vắng bóng Nguyên Ngọc. Gắp qua rồi gắp lại, sau rốt ông Nguyên Ngọc xơi miếng Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Trên trang web củatrường , những người sáng lập và điều hành đề ra tôn chỉ mục đích rất chi là hoành tráng: Phụng sự quốc dân – Canh tân giáo dục – Trung thực làm người nhưng ngay bên dưới, mục tiêu nhắm đến thì lại khá tầm thường. Đó là:“xây dựng một trường đại học đa ngành có chất lượng, đạt những tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể hoà nhập với công việc, đáp ứng những thay đổi và phát triển trong xã hội đương đại”.

Nhưng dưới sự điều hành của ông Nguyên Ngọc, cái mục tiêu còi cọc như trên cũng khó có thể đạt được. Ngay từ khi thành lập, trường đã lâm vào tình trạng nội bộ đấu đá nhau vì tiền và rồi nhiều năm nay, mặc dù đã hạ điểm chuẩn đầu vào xuống hết cỡ để câu kéo thí sinh (dĩ nhiên đằng sau thí sinh là sinh viên và đằng sau sinh viên thì là học phí 4,5 triệu/học kỳ mỗi đứa), trường vẫn lâm vào tình trạng thiếu hụt tài chính nghiêm trọng và phải sống nhờ vào nguồn tiền tài trợ đâu đó. Mới đây, chính ông Chủ tịch công đoàn trường xác nhận trước báo giới rằng hiện nhà trường còn đang nợ tùm lum từ lương cán bộ, giảng viên đến bà bán văn phòng phẩm, trong đó chỉ riêng khoản nợ Bảo hiểm xã hội đã khoảng hơn 400 triệu đồng.

Họa vô đơn chí, hiện tại trường còn đang bị Thành phố Hội An đòi lại mặt bằng rộng 3,8 ha để thực hiện đúng theo quy hoạch phục vụ cộng đồng. Nên biết trường của ông Nguyên Ngọc đã cam kết mượn và giao trả mặt bằng “khu đất vàng” này từ hơn 10 năm trước. Trong suốt thời gian 10 năm đó, UNND thành phố Hội An đã từng bước nhân nhượng, từ chỗ cho mượn mặt bằng không thu tiền, sau đó chuyển sang cho thuê đất (nhưng được miễn tiền thuê đất hàng chục tỷ đồng), ban đầu chỉ cho mượn 05 năm, sau gia hạn thành 10 năm thế nhưng ông Nguyên Ngọc vẫn lần lữa không muốn trả. Riết rồi chính ông cựu Bí thư kiêm Chủ tịch Hội An đã phải huỵch tẹt: “Trường đừng lợi dụng giáo dục để mặc cả những điều kiện khác, mà điều đầu tiên của giáo dục phải rõ ràng, minh bạch, sòng phẳng và phải tôn trọng lời hứa. Nếu không rõ ràng, minh bạch và sòng phẳng thì không còn giáo dục nữa”. (Tưởng chả cần phải nhắc lại rằng người có tấm lòng “bao dung và ưu ái” đối với “sự nghiệp giáo dục” của ông Nguyên Ngọc đến thế chính là ông Nguyễn Sự, người được Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trao giải vào năm 2012).

Có lẽ bởi thiếu tâm, thiếu tài mà lại còn thiếu cả tiền nữa nên cái tôn chỉ nổ như kho đạn của ông Nguyên Ngọc lâu nay vẫn chỉ tồn tại trên net, chứ còn thực tế thì mới đây, ngày 05-6-2017, thủ phạm một vụ cướp tiệm vàng tại Đà Nẵng đã nhanh chóng bị bắt. Nghe đâu tên này đã để lộ thân thế là do trong quá trình đi cướp y vừa rút dao đe dọa nạn nhân lại vừa lảm nhảm: “Phụng sự quốc dân – Canh tân giáo dục – Trung thực làm người”.

Ngày 7-2-2017 vừa qua, lại xuất hiện thêm một cơ sở mần ăn mượn danh cụ Phan nữa, là Viện Phan Châu Trinh (Phan Châu Trinh Institute- PCTI) được thành lập, vẫn tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Thấy quảng cáo rằng “Viện ra đời cùng sứ mệnh phấn đấu trở thành một viện nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách, tập trung vào các lĩnh vực xã hội, văn hóa; ra sức thu hút tinh hoa thế giới, phát huy tinh hoa Việt”.

Cũng vẫn quảng cáo này cho biết ngay trong thời điểm xuất hiện, cơ sở mần ăn này đã có đơn đặt hàng. 

Ngay lập tức, Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội nhà báo độc lập đã tỏ thái độ ngạc nhiên và ngờ vực, rằng: cái viện Phan Châu Trinh này vừa mới ra lò nhưng sao đã được thuê thực hiện những bốn công trình nghiên cứu, mà lại sử dụng nguồn Ngân sách nhà nước (?).

Ô hay, sao Hội báo độc lập lại ghen tị và cạnh khóe với Hội Văn độc lập nhỉ? Mà nguồn Ngân sách nhà nước thì đã sao nào? Nguồn nào mà chẳng là mật mỡ. 

Các cụ Quảng Nam xưa đã dạy rồi:

Ở đâu có mật thì ở đó có ruồi.

Ở đâu còn mượn cái danh tiền bối thì ở đó còn có cái lợi cho loài ký sinh.

Cho nên không hề có ai bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy dưới cả hai cái chức danh quan trọng nhất của viện (Chủ tịch Viện và Chủ tịch Hội đồng khoa học) vẫn là một cái tên cũ mèm: Nguyên Ngọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *