Tháng 3 năm 1975, sau khi Ban Mê Thuột bị Quân Giải phóng Miiền Nam đánh chiếm và quân đội Việt Nam Cộng hòa phản kích thất bại, Nguyễn Văn Thiệu tỏ ra lúng túng rồi quyết định rút bỏ toàn phần Cao nguyên Trung phần. Sai lầm chiến lược đó đã đưa đến những cuộc tháo chạy hỗn loạn khỏi các tỉnh Tây Nguyên và bị Quân giải phóng miền Nam tấn công gây thiệt hại nặng. Sau đó các tỉnh duyên hải miền Trung cũng thất thủ.
![](https://trelang24h.com/wp-content/uploads/2017/04/090624083842_nguyenvanthieuafp226.jpg)
Vài tuần cuối cùng trước khi cuộc chiến kết thúc, ông Thiệu lui vào trong dinh Độc Lập ngày càng nhiều hơn, ngày càng ít nói chuyện với các cố vấn hơn, ngay cả với cố vấn cao cấp Mỹ, người mà ông đã duy trì trong nhiều năm cũng hiếm khi thấy ông trong những ngày tháng 4/1975.
Trong cuộc khủng hoảng, Nguyễn Văn Thiệu đã cố gắng lần cuối trước khi từ chức, viết thư van nài Tổng thống Ford “cho vay nợ vì tự do”, trong cơn tuyệt vọng, Nguyễn Văn Thiệu đã không cần mặc cả lãi suất vay nợ và còn đem cả tài nguyên đất nước ra thế chấp[15]:
“Thưa Ngài Tổng thống,
Tôi đề nghị Ngài yêu cầu Quốc hội (Mỹ) đồng ý cho chúng tôi vay dài hạn lần cuối cùng số tiền 3 tỉ Mỹ kim được phân chia trong 3 năm và kỳ hạn hoàn trả là 10 năm, với mức lãi suất do Quốc hội Mỹ tự quyết định.
Tiềm năng về dầu hỏa và nguồn lợi về nông nghiệp của chúng tôi sẽ thế chấp cho món nợ này. Số tiền vay này được gọi là “Freedom Loan”, sẽ cho phép chúng tôi có một cơ hội để được tồn tại… Trong giờ phút vô cùng khẩn thiết này, chúng tôi mong muốn Ngài thúc giục Quốc hội xem xét dễ dàng và cấp bách lời yêu cầu được vay “số tiền vì tự do” nêu trên của chúng tôi. Đây là hành động cầu xin cuối cùng mà chúng tôi, một người bạn đồng minh, gửi đến nhân dân Mỹ”.
Tin cùng chuyên mục:
Bài học về độc lập, tự chủ và tầm nhìn chiến lược trong bối cảnh xung đột Ukraine
Hà Nội thu về 1.800 tỷ đồng từ đấu giá khu đất 4,4 ha tại Nam hồ Linh Đàm
Lập luận lệch lạc của Đặng Đình Mạnh
Xung đột Nga – Ukraine: Lợi ích kép cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ