VỤ CHÁU BÉ BỊ TÔN CỨA CỔ – XIN ĐỬNG ĐỔ THÊM DẦU VÀ LỬA

Người xem: 239

Sau khi vụ án cháu bé bị tôn cứa cổ gây tử vong hoãn phiên xử vào ngày 07/3/2017, trên trang mạng XH và một số báo đánh giá vụ án theo hướng một chiều, không khác gì đổ thêm dầu vào lửa đã và đang đẩy vụ án ngày càng trở lên phức tạp hơn, gây bất lợi cho bác xích lô. Đến thời điểm này bố mẹ và gia đình cháu bé vẫn chọn cách im lặng. Nhưng là luật sư bảo vệ miễn phí cho cháu bé, sau khi tiếp cận hồ sơ vụ án tôi nhận thấy:

Sau khi gia đình cháu bé nhận được giấy triệu tập tham gia phiên tòa, do không am hiểu pháp luật nên có yêu cầu Văn phòng cử luật sư bảo vệ cho cháu bé với mục đích để tiếp cận hồ sơ và xem hướng giải quyết vụ án như thế nào của các cơ quan chức năng, cũng như cùng luật sư bàn bạc thống nhất chọn cách giải quyết cho phù hợp. Sau khi làm thủ tục bảo vệ thì ngày 28/2/2017 tôi được cấp giấy chứng nhận và được thẩm phán tạo điều kiện cho tiếp cận hồ sơ vụ cùng buổi chiều hôm đó. Việc hoãn phiên tòa là do bố mẹ cháu có việc của gia đình giải quyết cũng như có lịch công tác đột xuất chứ không phải hoãn phiên tòa để thuê luật sư lật kèo vụ án.

1. Về lý: 

+ Theo quy định BLHS hiện hành thì tội phạm quy định tại điều 202, không khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại nên gia đình cháu bé không phải có đơn yêu cầu khởi tố, khi không có đơn yêu cầu thì sao lại phải rút đơn.

+ Về bồi thường dân sự thì theo quy định của pháp luật gia đình cháu bé có căn cứ để yêu cầu bồi thường dân sự gồm các khoản; tổn thất tinh thần tối đa 100 tháng lương theo quy định, tiền mai táng, cứu chữa, và các khoản hợp lý khác…

+ Trong quá trình giải quyết vụ án nhiều văn bản của bố mẹ cháu bé đề nghị xem xét giảm hình phạt cho bác xích lô. Hồ sơ vụ án, KLĐT, Cáo trạng đều không có kết luận nào cho rằng lỗi chính là do cháu bé như thông tin của dư luận

+ Về phía bác xích lô sẽ có một số tình tiết giảm nhẹ hình phạt như khắc phục hậu quả, có thời gian tham gia bộ đội, cháu bé có một phần lỗi….

Theo quy định của BLHS năm 2015, tuy chưa có hiệu lực thi hành nhưng nếu có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng cụ thể trong trường hợp này nếu gia đình cháu bé có đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bác xích lô thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Như vậy gia đình cháu bé không được toàn quyền quyết định việc miễn trách nhiệm cho bác xích lô.

2. Về tình: 

Gia đình bác xích lô gặp nhiều khó khăn, nhưng gia đình cháu bé cũng đâu có hơn gì, khi sự việc xảy ra gia đình cháu bé không yêu cầu gia đình bác xích lô bồi thường thiệt hại gì, tuy nhiên sau khi gia đình bác xích lô được mọi người hỗ trợ đã tự nguyện hỗ trợ cho gia đình cháu 130 triệu để lo việc cho cháu bé. Trong suốt quá trình làm việc riêng giữa hai gia đình và tại cơ quan điều tra không thấy tài liệu thể hiện việc gia đình hứa làm đơn xin miễn trách nhiệm cho bác xích lô cả để rồi sau đó lật kèo như mọi người phán xét.

– Nếu cho rằng gia đình đã thỏa thuận nhận 130 triệu đồng thì phải có nghĩa vụ này khác thì khác gì gia đình cháu bé mang tính mạng của con mình ra đổi lấy số tiền đó, lương tâm của những người làm cha, làm mẹ có ai làm được không.

– Nếu cho rằng gia đình thiếu sự quản lý con cái và thiếu trách nhiệm… và nếu cháu bé không lô đùa và không thiếu quan sát… thì tại sao chúng ta không đưa ra giả thiết nếu bác xích lô không bất cẩn, che đậy và có cảnh báo và không đỗ xe tại đó thì cháu bé đâu có mất mạng. khi chúng ta đưa ra lý do để đổ lỗi cho cháu bé đã chết như vậy khác gì chúng ta so sánh sự nhận thức của cháu bé và bác xích lô là nhu nhau.

– Nếu và nếu…thì sẽ thì…..

Sự việc xả ra hoàn toàn không có bên nào mong muốn, đối vói cháu bé thì đã thiệt phận rồi, còn lại những người lớn thì dù lý do nguyên nhân khách quan hay chủ quan, cố ý hay vô ý, trực tiếp hay gián tiếp thì hậu quả là đã làm cho cháu bé bị chết một cách thể thảm (đứt khí quản, đứt thực quản, đứt toàn bộ cơ và bó mạch cảnh bên trái…). Xin đừng đổ lỗi người này người khác, đừng yêu cầu đòi hỏi gia đình cháu phải thế này thế kia. Bởi gia đình cháu bé cũng cần sự chia sẻ những mất mát lớn lao khi phải mất đứa con của mình, hãy vì tình người còn sống với nhau để cùng giải quyết vụ việc thấu tình đạt lý, đúng với đạo đức con người hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *