Người đương thời Đỗ Việt Khoa hết thời và… bán nhà

Người xem: 138

Ong Bắp Cày 

Một lần nữa cái tên Đỗ Việt Khoa lại hâm nóng dư luận. Khác với những lần trước đó, thầy Khoa làm nóng dư luận với việc chống gian lận trong thi cử, rồi thầy cũng nổi tiếng vì mắc bẫy đám giả danh dân chủ, tham gia tự ứng cử đại biểu Quốc hội, còn lần này sự kiện khiến dư luận quan tâm là cú rao bán nhà.


Ngay khi tin rao bán nhà được các nhà dân chủ xứ lừa share mạnh, bạn An Chiến đã viết trên trang Việt Nam Mới một entry rất hay có tựa: Thấy gì từ chuyện thầy Đỗ Việt Khoa bán nhà. Thật ra, bán nhà này mua nhà khác là chuyện bình thường, nhưng với thầy Đỗ Việt Khoa thì đó là chuyện không bình thường, bởi nó liên quan tới những gì mà thầy đã làm trước đó.

Còn nhớ, khi còn là ngôi sao sáng trên khắp cách kênh truyền thông cả nước với tư cách người chống lại gian lận trong thi cử, thầy Khoa đã tạo cảm hứng cho xã hội về một điều gì đấy trong sáng, phơi phới, đến độ thầy được mời lên chương trình Người đương thời của VTV. Bộ trưởng Bộ Giáo dục khi đó là ông Nguyễn Thiện Nhân đã trực tiếp về thăm hỏi và sau đó phát động phong trào Hai không nổi tiếng. Mọi thứ qua đi và thầy không mang nổi cái bóng quá lớn của chính mình khi từ hình ảnh người chiến sĩ tiên phong chống lại tiêu cực trong giáo dục, thầy trở thành một người khang khác. Không khó để biết cái khang khác đấy của thầy là gì nhưng rõ ràng là buồn. Buồn đến mức PGS Văn Như Cương cũng đã từ chối nhận thầy về trường ông như đã hứa khi thầy đang trong tâm bão. 

Điều đáng tiếc sau cú “Đương thời” ngoạn mục ấy, thầy mất phương hướng, không định vị nổi bản thân, và cũng giống một vài nhà dân chủ khác, thầy tự…ngáo đá rằng mình là người “có tài, có đức” hơn người và cũng vì điều đó, thầy đã từng ra ứng cử đại biểu Quốc hội. Có điều, thầy bị cử tri cho… đi tướt. Và đó là quyền của cử tri, quyền này bình đẳng với quyền tự ứng cử của thầy Khoa.

Trở lại nội dung chính là thầy Khoa rao bán nhà, theo thông tin một người là hàng xóm của thầy Khoa, lý do bán nhà thì nhiều lắm, trong đó có chuyện nợ nần và chủ nợ, oái oăm thay lại là những kẻ đã tâng bốc thầy và xúi thầy tự ứng cử với những màn lobby trong bóng đêm bằng tiền đi vay. “Anh Khoa dại quá, ai lại đi vay nợ để vận động ứng cử vào Quốc hội bao giờ, Việt Nam chứ có phải Mỹ đâu mà dùng tiền mua được ghế đại biểu” – Người hàng xóm chia sẻ.

Đáng chú ý, khi thầy Khoa rao bán nhà, những người nhiệt tình nhất “giúp” thầy Khoa chia sẻ thông tin bán nhà lại là các nhà dân chủ cuội, nổi tiếng vì phá phách như Nguyễn Tường Thụy, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh, Chinh Minh…và họ cũng chính là những chủ nợ đang ngày đêm thúc bách gia đình thầy Đỗ Việt Khoa phải hoàn trả khẩn cấp. Đến đây, hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ đến quy trình của những kẻ cho vay nặng lãi, bắt đầu từ việc dụ dỗ, khuyến khích đầu tư, rồi giúp vay vốn, trói buộc bằng hợp đồng, và sau khi thất bại thì hối thúc trả nợ và cuối cùng là bắt nợ.

Bạn An Chiến rõ ràng đã có lý khi lý giải: “Hành động/ động thái mới đây nhất mà thầy Khoa từng tham gia và thất bại đó là ứng cử Đại biểu Quốc hội tại TP Hà Nội. Và việc ứng cử Đại biểu Quốc hội của thầy Khoa sẽ chẳng tốn kém đến thế nếu như thầy Khoa không gặp phải sự tư vấn của một đám dân chủ do chính Nguyễn Tường Thụy cùng Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh…đưa mối. 

Quá trình gặp gỡ, lợi dụng sự cả tin, muốn nổi tiếng của thầy Khoa, đám người được đưa mối này đã vẽ ra cho thầy Khoa hàng loạt các chương trình/ các hoạt động theo kiểu vận động hành lang mà chúng ta vẫn hay nghe Mỹ hay một số nước Phương Tây vẫn làm. Đổi lại, để trang trải cho các hoạt động này, thầy Khoa sẽ phải ký kết vay của đám người này một khoản tiền tương đối lớn (chưa được tiết lộ). Thầy Khoa sẽ phải hoàn trả lại đám người ngay cả khi thất bại trong hoạt động ứng cử – đó là điều kiện mà đám người này đã cố tình gài vào trong hợp đồng với thầy Khoa.

Nguyên nhân khiến Thầy Khoa tiền mất, tật mang là vì thế!”.

Đến đây, có lẽ bạn đọc đã hình dung được toàn bộ câu chuyện. 

Dù có tôn trọng thầy Đỗ Việt Khoa đến mấy, người viết cũng vẫn phải có nhận xét rằng, thầy Khoa đã mắc chứng hoang tưởng chính trị nặng đến mức không biết mình là ai, tới mức mù quáng tin tưởng, gửi gắm cả sự nghiệp của mình vào tay những kẻ giả danh dân chủ. Vì thế việc thầy thất bại và phải bán nhà trả nợ là cái giá phải trả.

Từ một góc nhìn khác, nguyên nhân sâu xa dẫn đến chuyện thầy Khoa phải bán nhà trả nợ có vẻ như có phần lỗi đến từ truyền thông và đám dân chủ giả cầy. Thầy Khoa sẽ không nổi tiếng nếu như không có truyền thông và đám dân chủ kia tô vẽ và phóng đại để hưởng lợi. Thực tế, thầy Khoa có vẻ như đang là nạn nhân của chính sự nổi tiếng ấy. Áp lực của sự nổi tiếng khiến thầy Khoa hành động mù quáng và hoàn toàn không nhận ra mình đang dần tới bờ vực của cái “chết”.

Hôm nay, chúng ta cũng chẳng vui vẻ gì khi biết tin người đương thời Đỗ Việt Khoa phải bán nhà trả nợ, nhưng câu chuyện sẽ là bài học đáng nhớ cho những ai đang tự ngáo rằng mình tài đức hơn người và có bổn phận lãnh đạo thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *