Vài chục năm về trước, khi đoàn nhà văn nước Poland anh em sang công du Hanoi, được dẫn đi thăm tất cả những danh thắng nổi tiếng nhất của thủ đô anh hùng, khi đến Chùa Một Cột, phía Việt Nam giới thiệu đây là ngôi chùa lịch sử lâu đời mang đậm chất kiến trúc cổ và là niềm tự hào của đất nước. Các nhà văn nước bạn ngắm nghía trầm trồ hồi lâu, thật lâu, rồi hồn nhiên hỏi rằng: “Thưa các đồng chí, mô hình ngôi chùa này thật tinh xảo, không biết ngôi chùa THẬT hiện nay đang ở đâu”? Đó, có lẽ là lần đầu tiên, người Việt Nam í thức được sự nhỏ bé, nghèo nàn về tầm vóc văn hoá, tư duy và vị thế của dân tộc trên thế giới, nỗi xấu hổ đó đã để lại một vết thương nhức nhối luôn nhắc nhở các tinh hoa chính trị và kinh tài, phải xây dựng một đất nước to đẹp đàng hoàng để cái cảm giác xấu hổ ấy, sẽ không còn đeo bám theo tương lai con cháu.
Dù kỳ họp cuốc hội từ thời nhà Lý đã thống nhất tên nước là Đại Việt với hơn 90% phiếu thuận, nhưng thử hỏi hơn từ nghìn năm nay, chúng ta đã xây được thứ gì thực sự vĩ mô?
Việt Nam vẫn là vùng trũng về công nghiệp của thế giới. Đến ái cuốc như tôi đây, mà ngày ngày vẫn đang phải viết những bài khai sáng dân trí trên chiếc laptop 13 inches có logo táo khuyết, được sản xuất trong các công xưởng khổng lồ của nước láng giềng ở bên kia biên giới.
Không thể phát triển mà không có công nghiệp nặng làm nền tảng. Quốc đảo Singapore nhỏ bé nước ngọt không đủ uống, nhưng xăng dầu thì luôn thừa xuất khẩu, họ san vịnh, lấn biển, xây nên những tổ hợp lọc hoá dầu khổng lồ để đảm bảo sự thịnh vượng lâu bền và ổn định, đó chính là tầm nhìn chiến lược của cố thủ tướng Lý Quang Diệu, người đã không mạo hiểm đặt cược toàn bộ tương lai kinh tế vào ngành dịch vụ trung chuyển thương mại vốn rất dễ bị tổn thương.
Một đất nước thiếu công nghiệp nặng, không chỉ khó phát triển, mà còn bị lệ thuộc.
Từ khi thông tin về dự án thép Cà Ná lần đầu được đưa ra công luận, gần như tất cả mọi người đều hào hứng bênh hoặc đánh hội đồng, riêng tôi im lặng. Nhiều người giục lên tiếng, tôi vẫn im lặng. Nhưng giờ thấy các bạn đang đi hơi xa, nên tự thấy không thể khép loa.
Tôi không bênh dự án thép Cà Ná, vì chưa có gì để bênh, hiện mới chỉ có đánh giá tiền khả thi, với nội dung mang tính thông tin duy nhất là dự án sẽ xây ở Cà Ná, hết. Đéo hiểu các bạn phản đối dự án lấy đâu ra lắm dữ liệu để chửi thế không biết? Thậm chí các bạn còn chửi lây sang bộ Công thương, thì quả là cực kỳ vô duyên.
Quy hoạch của ngành thép bao gồm dự án thép Cà Ná không phải từ bộ công thương. Thực ra thép là ngành được nêu tên đầu tiên trong Đề án tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020. Bộ Công thương thay mặt trình chính phủ, sẽ chịu trách nhiệm giám sát và quản lý để quy hoạch không bị phá vỡ.
Thậm chí bộ Công thương vốn không có trách nhiệm quản lý về môi trường đối với các dự án này, đó là việc của bộ tài môi, nhưng bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh vẫn nhận về như trách nhiệm của bộ mình khi trả lời chất vấn, thế là tôi ưng.
Trước đây, từng có chất vấn nếu dự án thép Cà Ná xảy ra hậu quả nghiêm trọng, liệu bộ trưởng Tuấn Anh có từ chức không, tôi nhớ nhân dân sôi sục đòi anh hứa từ chức nếu việc này xảy ra. Giờ anh hứa sẽ từ chức nếu xảy ra hậu quả thật, đéo hiểu sao các bạn vẫn chửi?
Chính sách chung vẫn là khuyến khích sản xuất thép, vì sản lượng thép của Việt Nam hiện chỉ bằng của nước Anh cách đây 100 năm (dân số Anh thời đó bằng 1/3 Việt Nam hiện tại), đất nước còn rất thiếu thép, đó là thực tế. Các công ty tư nhân nội địa sẽ được iu tiên, vì một ngành công nghiệp nền tảng thế này tốt nhất không nên để người nước ngoài kiểm soát.
Với điều kiện sản xuất bằng công nghệ dập cốc khô thay vì dập ướt như truyền thống, thì môi trường sẽ được đảm bảo, vì luyện cốc là khâu ô nhiễm duy nhất trong sản xuất thép. Như sau khi Formosa bị phạt 500 triệu đô vụ vừa rồi, đã phải chuyển đổi sang công nghệ này, hoàn toàn iên tâm, nếu cá còn chết cứ vớt nấu lên tôi ăn hết cho đéo việc gì phải lo.
Đừng đánh tráo khái niệm bằng từ “Công nghệ Trung Quốc”, không có công nghệ nào của Trung Quốc hết, 100% các công nghệ sản xuất sắt thép, xi măng, hoá chất… đều là của Anh, Đức hoặc Mỹ. Như trước đây công nghệ xi măng lò đứng vốn bị gán là “Công nghệ Trung Quốc”, nhưng xuất xứ thực sự của nó là từ nước Đức, thời trước khi có lò quay cả thế giới người ta đều sản xuất xi măng như thế. Ngu thì đừng nói liều. Không có công nghệ Trung Quốc, chỉ có công nghệ Âu-Mỹ, vấn đề là nó có hiện đại hay không, nếu là công nghệ cũ, thì đừng dùng.
Cũng không có công nghệ nào sạch 100%, tác động tới môi trường theo ngưỡng cho phép trong tiêu chuẩn là được. Vì kể cả không xây nhà máy, để đất không cho nhân dân cấy lúa, thì sự ô nhiễm còn khủng khiếp gấp nhiều lần, do hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hoá học…ngấm vào đất và nguồn nước trong quá trình canh tác, gần như không có cách nào xử lý triệt để. Người ta có thể quản lý nghiêm ngặt một nhà máy, nhưng không thể nếu là 1000 hộ nông dân.
Hoa Sen có phá hoại môi trường để trục lợi hay không thì chưa biết, nhưng cơ hội phát triển của cả một dân tộc đang bị đe doạ tước đi nhân danh những điều cao cả, thì đang bày ngay trước mặt đây rồi.
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA