GHÉT NGƯỜI GIẦU, WHY?

Người xem: 156

Ghét Người Giầu, Why?

Thời gian gần đây mạng xã hội dấy lên một trào lưu, đó là bênh vực người giầu (*). Trào lưu này giống như tư tưởng “xét lại”. Xét lại nghĩa là nhận thức lại những tư tưởng đã định hình và đang thống lĩnh, do đó về mặt “tự nhận thức” nó là một trào lưu tốt. tuy nhiên, sự nhận thức lại theo lối sổ toẹt người nghèo và nhắm mắt bênh vực người giầu, thì lại chưa hẳn là hành vi tự nhận thức, mà chỉ mới đơn giản ở mức “nói ngược” mà thôi.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ không đi vào tiểu tiết khen ai chê ai, mà chúng ta sẽ tìm hiểu, tâm lí ghét người giầu sinh ra từ đâu, nó có phải là thứ tâm lí độc quyền của người việt, và muốn triệt tiêu tâm lí này thì xã hội cần những điều kiện gì.

1) Tâm lí ghét người giầu có phải độc quyền của người việt?

Tâm lí ghét người giầu đã trở thành vô thức của cộng đồng việt, thông qua (các loại hình) văn chương, nghệ thuật. Để tìm một câu tục ngữ, một câu truyện dân gian, cổ tích, hay truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại có nội dung đả kích người giầu trong văn học việt quả nhiên là việc dễ dàng. Thế nhưng, bình tĩnh lại một chút để nhìn ra bên ngoài, chúng ta cũng sẽ dễ dàng bắt gặp những tác phẩm đả kích người giầu, đặc biệt ở mảng văn học cổ điển và văn học dân gian (xem phần khảo dị ở các truyện cổ tích. Ở mảng văn chương cổ điển, đơn cử như “lão hà tiện” của molie, “miếng mỡ bò” của guy de maupassant, “eugenie grandet”, “miếng da lừa” của balzac…v.v), hình tượng anh hùng cướp của nhà giầu chia cho nhà nghèo là hình tượng chủ đạo trong văn chương cổ điển thế giới. 

Mảng văn học hiện đại thì có thưa hơn, nhưng ở các loại hình nghệ thuật khác, việc đả kích, mỉa mai người giầu vẫn chưa thôi là một khoái cảm (vào gúc gõ từ khóa “the rich the poor” sẽ ra hàng đống tác phẩm. Dưới đây chỉ là loại hình biếm họa).


Có thể kết luận rằng, tâm lí ghét người giầu là tâm lí chung của con người, nó không phải thứ độc quyền của người việt (chỉ khác nhau là tới nay tâm lí này vẫn đậm đặc nơi người việt). Tới đây, chúng ta cần tìm hiểu xem, tâm lí này bắt nguồn từ đâu.

2) Tâm lí ghét người giầu nẩy sinh từ đâu?
Cũng như giới chính khách, người giầu được xếp vào tầng lớp trên, tầng lớp thống trị, tầng lớp hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi và có khả năng chi phối xã hội. Trong lịch sử loài người, tầng lớp thống trị (bao gồm các cá nhân nắm quyền và những người giầu có) luôn là đối tượng để đám đông soi mói, bắt lỗi, phê phán, đả kích, giễu cợt. Xét về mặt cảm tính, điều đó là rất tự nhiên (bởi họ thấy một “cái gì đó” bất công vô lí, nó cũng là người như mình tại sao nó được hưởng quá nhiều), xét về mặt lí tính, kẻ thống trị (dù là “chính thể đại diện” hay “chính thể chuyên chế”) là kẻ gây ảnh hưởng, chi phối trực tiếp tới đời sống, thậm chí số phận của họ (đám đông), bởi thế nên việc bị soi mói đả kích cũng là điều công bằng, hợp lí.

Từ cổ chí kim, giới thống trị nói chung (bao gồm cả người giầu) luôn luôn bị phê phán, chế giễu. Tử tế lắm thì đám đông im lặng, việc ca tụng giới thống trị là việc của đám nô tài. 

Ngày nay, khi tri thức đại chúng được nâng cao, cộng với sự minh bạch (tương đối) của các chính thể dân chủ, việc đả kích chỉ còn dành cho giới chính trị. Người ta đã hiểu rằng, người giầu không chỉ bóc lột, hưởng đặc quyền, mà người giầu còn làm ra của cải xã hội, tạo công ăn việc làm cho đám đông. Ngày nay, không nhiều người (trong những xã hội văn minh) không biết công thức 20/80 (20% người giầu làm ra 80% của cải xã hội).

Tâm lí ghét kẻ thống trị nẩy sinh từ thủa hồng hoang, từ khi con người còn sống bầy đàn và “quyền lực nhà nước” chính là con đầu đàn. Con đầu đàn không làm nhưng hưởng rất nhiều, từ thức ăn tới quyền giao hợp trong bầy (đặc tính “đầu đàn” vẫn đúng cho tới nay. Đầu đàn chính là nhà nước. Nhà nước không làm mà chỉ hưởng. Hãy nhớ, thực thể duy nhất trong xã hội không tạo ra giá trị vật chất chính là nhà nước). Nhưng các thành viên luôn cần con đầu đàn, bởi con đầu đàn mạnh mẽ nhất, khôn ngoan nhất. Cần nó nhưng vẫn ghét nó, đây chính là tâm lí đặc tính của đám đông dành cho giới thống trị, và nó đúng cho tới ngày nay. Ghét người giầu đó, ghét quan chức đó, nhưng 99, 99 % đám đông không từ chối ngoác mõm cười chụp hình chung với người giầu, chính khách, nếu có cơ hội.

Tâm lí ghét người giầu sẽ bớt đi rất nhiều trong thể chế dân chủ cùng chính quyền minh bạch (cặp khái niệm luôn đi cùng nhau). Sự minh bạch khiến đám đông hiểu rằng, người ta giầu là bởi tài năng của họ, người giầu không ăn cướp, ngược lại người nghèo còn được hưởng sái từ người giầu.

Nước anh, đất nước có nền dân chủ lâu đời nhất thế giới (nền dân chủ nước Anh được đánh dấu từ thế kỉ 13, bằng việc bản “đại hiến chương” được các lãnh chúa kí kết, giới hạn quyền lực của nhà vua) chính là nơi mà tâm lí ghét người giầu ít nẩy sinh nhất. Tâm lí đám đông không căm ghét người giầu nên nước Anh, dù là nơi sinh ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (**) nhưng nước Anh không làm cách mạng bình dân rồi chặt đầu đức vua (cùng giới tinh hoa) như nước Pháp. Tới nay, người Anh vẫn tôn kính và tự hào vì nữ hoàng của họ. Phải chăng vì lí do này mà nước Anh luôn vượt trên nước Pháp trong suốt lịch sử (?!).

Ở viêtnam, lịch sử là một hành trình đi từ phong kiến tới phong kiến. cách mạng công nghiệp chưa diễn ra, giai cấp tư bản chưa ra đời, và chúng ta xây dựng thiên đường trên cơ sở đó. 

Chế độ phong kiến đẻ ra một đám đông căm thù tầng lớp thống trị (quan lại, người giầu) sâu sắc, bởi quan lại hay người giầu (địa chủ) đều bóc lột, đè đầu cưỡi cổ họ. Cho tới nay, xã hội Vietnam vẫn mang mầu sắc phong kiến (xưa ý vua là ý trời, nay ý đảng cũng thế), và lớp quan lại, người giầu ở Vietnam vẫn là một đám bóc lột, lợi dụng đặc quyền (gần đây tòi ra vài anh – đếm chưa đủ đốt trên một ngón tay – nhà giầu theo đúng nghĩa tài năng, không lợi dụng đặc quyền), do đó tâm lí ghét người giầu vẫn đậm đặc trong tâm thức người việt, và đó là điều chính đáng.

3) Làm sao để triệt tiêu tâm lí này?

Tâm lí ghét người giầu (hay một giai cấp này căm thù một giai cấp khác) không phải một tâm lí lành mạnh, nó trực tiếp và gián tiếp làm xã hội trì trệ. Tâm lí ghét người giầu, nhẹ thì sinh ra thói ăn cắp (thời gian, hiện vật của chủ), phá hoại, nặng thì dẫn tới nổi loạn, cách mạng. Vậy phải làm gì để triệt tiêu tâm lí này? 

Tâm lí căm ghét người giầu là thứ tâm lí nẩy sinh từ hoàn cảnh xã hội đặc thù, do đó nó sẽ không thể biến mất bằng những biện pháp có tính duy ý chí, như là phát động một phong trào trên truyền thông, mạng xã hội nhằm đả kích tâm lí này. Một phong trào như thế có thể cuốn hút một đám đông, bởi họ thấy nó hay hay, nó có lí, nhưng từ thẳm sâu vô thức của họ, nỗi căm ghét người giầu vẫn còn nguyên đó.

Trên thực tế, phong trào bênh người giầu sẽ không bao giờ cuốn hút bằng một phong trào bênh người nghèo đấu tố người giầu. 

Tóm lại, muốn tâm lí ấy triệt tiêu, hãy làm triệt tiêu cái gì sinh ra nó. Một xã hội dân chủ minh bạch văn minh sẽ chẳng có lí do để tâm lí ấy tồn tại. Nhưng viết tới đây thì ta lại vấp phải nan đề khác.

Dân chủ văn minh cái lồn, minh bạch con đầu buồi.

Và căm thù người giầu cứ tiếp diển. Có cơ hội là chúng ta sẽ “phá kho thóc nhật” aha


(*) Tao cũng, hehe

(**) Theo mác râu, tư sản lật độ phong kiến, vì mâu thuẫn cái đéo gì í

***Chôm bên nhà anh Vương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *