Khoai@
Nên vui hay nên buồn?
Báo Pháp luật TPHCM có bài “Nghiêm cấm CSGT Hà Nội truy đuổi người vi phạm”, đọc thấy buồn.
http://plo.vn/thoi-su/nghiem-cam-csgt-ha-noi-truy-duoi-nguoi-vi-pham-669646.html
Xem hình bài báo được chụp từ màn hình máy tính
Không có ở đâu CSGT lại phải lễ phép với người vi phạm như ta và nếu họ không chấp hành, cứ chạy bất chấp hiệu lệnh thì không được đuổi.
Ai cũng biết, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông nếu không có sai phạm thì CSGT không được dừng. Vậy nên, hầu hết các trường hợp bị dừng xe đều là người có dấu hiệu vi phạm Luật giao thông đường bộ. Lạ lùng, khi người vi phạm dừng phương tiện, CSGT lập tức phải chào, bất chấp người đó có tôn trọng CSGT hay không, thậm chí họ chửi bới, nạt nộ cũng vẫn phải lễ phép.
Tưởng thế đã là quá đáng, nhưng hôm nay, báo đăng, ngày 5/12/16, Phòng CSGT (PC67) Công an TP Hà Nội triển khai kế hoạch về tăng cường lực lượng điều khiển giao thông và kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm. Theo đó, PC67 Hà Nội yêu cầu các đơn vị chỉ đạo cán bộ CSGT làm hành chính, làm thêm giờ, phối hợp trong công tác chỉ huy, điều khiển giao thông, thậm chí huy động cả CSGT từ các đội làm tham mưu, chính trị, tuyên truyền, quản lý xe, đèn tín hiệu và các đơn vị khác tăng cường cho các địa bàn có tình hình ANTT phức tạp.
Đáng chú ý, trong kế hoạch này, PC67 Hà Nội nghiêm cấm việc cán bộ, chiến sĩ truy đuổi người vi phạm, trừ các trường hợp có dấu hiệu tội phạm hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông khác.
Rõ ràng quy định như báo Pháp luật TPHCM viết, là không cho phép CSGT buộc người vi phạm phải chấp hành Luật giao thông đường bộ; tước bỏ cơ hội để người vi phạm trở nên tử tế, có văn hóa hơn trong giao thông.
Từ góc độ khác, việc cấm CSGT Hà Nội truy đuổi người vi phạm là vô tình tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật giao thông của những người vốn coi thường pháp luật và làm khó CSGT trong ứng xử cộng đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích CSGT ây là hành vi tiêu cực
Người viết cho rằng, những người vi phạm Luật giao thông đường bộ chỉ là số ít, nhưng tính mạng của số đông còn lại rất cần được bảo vệ.
Tại điều 3, khoản 4, Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ nêu rõ: “Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật”. Tại Điều 5, khoản 3 cũng nêu rõ, CSGT có quyền hạn: “Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật…”.
Điều gì sẽ xảy ra nếu CSGT không truy đuổi để ngăn chặn những kẻ vi phạm đang lạng lách, đánh võng trước tính mạng của bao nhiêu người dân vô tội?
Không truy đuổi để ngăn chặn kịp thời những hành vi như vậy, liệu CSGT Hà Nội có còn thực hiện đúng và làm tròn chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình?
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA