ĐỪNG ẢO TƯỞNG QUYỀN LỰC

Người xem: 145

Cái này mình đã còm, giờ biên lại để mọi người tiện theo dõi và các bạn PV đừng ảo tưởng quyền lực. Thuần túy về mặt Luật pháp, không viện dẫn đến đạo đức nghề nghiệp hay người già, người trẻ.

Về mặt Luật pháp thì các Luật báo chí, Luật Khám chữa bệnh, Luật GD,…. là ngang nhau. Thẻ nhà báo cũng chỉ là cấp Bộ cấp cũng như Chứng chỉ nghiệp vụ SP, hành nghề Y tế,… nên về mặt giá trị không thẻ nào cao hơn thẻ nào. Chưa kể khi các bạn PV làm việc tại các cơ quan báo chí thì cũng là CCVC (VN chưa có báo tư nhân hay nhà báo tự do) nên tất đều phải theo Luật CCVC (công chức viên chức) chứ các anh PV không thể xưng là dân để đòi CCVC phải tiếp.
Giấy giới thiệu bao giờ cũng ghi rõ là: “Đề nghị quý CQ (cơ quan) tạo điều kiện giúp đỡ anh (chị), đ/c A, B, C hoàn thành nhiệm vụ”. Do vậy anh (chị) đ/c có tên trong giấy giới thiệu phải xuất trình các giấy tờ cần thiết với phòng bảo vệ, hành chính-tổng hợp để hẹn lịch làm việc. Phòng bảo vệ, hành chính hoàn toàn có quyền yêu cầu người có tên trong Giấy giới thiệu phải chứng minh thân nhân (thẻ CCVC, thẻ PV, NB, CMT) và Giấy giới thiệu cũng không bao giờ chỉ đích danh đến làm việc với ai. Đến CQ người ta hẹn, xếp lịch, cử ai làm việc là quyền của CQ. Ngoại trừ VKS, Tòa án mới có quyền chỉ định làm việc đích danh với cá nhân, tổ chức. Trong Luật QĐ người đứng đầu CQ, TC phải có trách nhiệm cung cấp thông tin nhưng bao giờ cũng kèm theo QĐ của Pháp luật. Và trong Luật cũng QĐ là người đứng đầu đó cũng được phép ủy quyền phát ngôn cho người khác theo QĐ.

Ví dụ PV xưng có quyền lấy tin, thì BS cũng có quyền chữa bệnh (cấp cứu, đang thăm khám), GV có quyền giảng dạy (đang lên lớp…), CA đang điều tra,… và đều đang thi hành công vụ. Do vậy anh PV không thể dùng quyền lấy tin để xông vào phòng cấp cứu, lớp học, hiện trường vụ án để đòi tác nghiệp. Không thể bắt BS đang đang cầm máy sốc tim, GV đang cầm phấn phải dừng lại để tiếp anh (anh đang cản trở người khác thi hành công vụ đấy). Người ta hoàn toàn yêu cầu người không có phận sự ra khỏi phòng cấp cứu, hội chẩn, giảng đường,… theo Pháp Luật, không ra người ta có thể gọi bảo vệ gô cổ lại.

Nguồn: Pham Hut

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *