THÔNG TIN TÀU KIỂM NGƯ ĐÂM CHÌM TÀU NGƯ DÂN LÀ BỊA ĐẶT, XUYÊN TẠC

Người xem: 169

Ong Bắp Cày

Cách đây 2 hôm lũ mọi dân chủ tung lên mạng 1 clip với tựa đề, tàu Kiểm ngư Việt Nam đâm chìm tàu của ngư dân. Ngay sau khi có clip, một số đối tượng đã bịa đặt chuyện ngư dân đến tận Hải Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hóa để biểu tình phản đối. TreLangblog.com mời xem clip ở cuối bài này.

Được biết, nguồn tung clip gán chiếc tàu đó cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam là Nguyễn Ngọc Ngạn, một tên trùm chống cộng hiện đang sống ở hải ngoại. Việc share clip với những bịa đặt về ngư dân Thanh Hóa biểu tình phản đối Kiểm ngư là xuất phát từ FBker có nick Dung Đậu. Xem hình:




Lũ khốn nạn không biết được rằng, nhìn vào tàu là người ta có thể biết được của nước nào. Thông tư số 12/2014/TT-BNNPTNT đã quy định rõ về Biểu trưng, cờ hiệu, cờ truyền thống, trang phục, mẫu thẻ kiểm ngư và sơn tàu, xuồng kiểm ngư. 

Đáng tiếc đã có một số người nhẹ dạ đã vội tin vào những lời xuyên tạc từ lũ trĩ mồm, rồi nhắm mắt nhắm mũi share bài, chửi bới lực lượng kiểm ngư.

Dưới đây là 2 ảnh tàu được cho là tàu 90002 của Kiểm ngư Việt Nam đã đâm chìm tàu của ngư dân. Các bạn chú ý đến màu sơn, số hiệu và cờ nhé.


Còn đây là tàu kiểm ngư của Việt Nam.


Đây là cách phân biệt: 

(1) Màu sơn của tàu kiểm ngư Việt Nam được quy định là màu sơn trắng có 2 vạch màu đỏ và vàng trong khi đó tàu trong clip sơn màu xám.

(2) Số hiệu tàu kiểm ngư của Việt Nam bắt đầu là chữ KN và tiếp theo là 3 chữ số. Trong khi đó, tàu trong clip được lũ mồm lông bơm lên thành 5 số và có chỗ nói 4 số.

Trelangblog.com trích nguyên văn điều 14 của Thông tư số 12/2014/TT-BNNPTNT đã quy định rõ về Biểu trưng, cờ hiệu, cờ truyền thống, trang phục, mẫu thẻ kiểm ngư và sơn tàu, xuồng kiểm ngư:

Điều 14. Tàu Kiểm ngư 

1. Màu sơn 
  • a) Mạn tàu từ đường mớn nước thiết kế trở lên và phần thượng tầng từ mặt boong trở lên: Sơn màu trắng; 
  • b) Mặt boong, mặt nóc ca bin: Sơn màu xanh lá cây. 
2. Tàu Kiểm ngư có dòng chữ in hoa “KIỂM NGƯ VIỆT NAM” sơn màu xanh đen ở phần mạn khô dọc thân tàu có chiều dài tối đa bằng 1/3 (một phần ba) chiều dài toàn bộ của tàu; chiều cao phù hợp với kích thước của tàu; dòng chữ in hoa tiếng Anh “VIETNAM FISHERIES RESOURCES SURVEILLANCE” sơn màu xanh đen, có chiều cao bằng 2/3 (hai phần ba) dòng chữ tiếng Việt và đặt cân đối chính giữa, phía dưới dòng chữ tiếng Việt. 

3. Kiểm ngư hiệu: Được đặt ở mặt trước và phía trên hai bên thân ca bin tàu ở độ cao dễ quan sát. Kích thước của Kiểm ngư hiệu được thiết kế phù hợp với kích thước của cabin. 

4. Ký hiệu: Tàu Kiểm ngư có 02 (hai) vạch nhận biết màu vàng và đỏ liền nhau có độ rộng bằng nhau, kích thước phù hợp với kích thước tàu (vàng trước, đỏ sau tính từ mũi tàu), được sơn từ mép trên boong xuống đến đường nước thiết kế ở thân tại vị trí mũi tàu và song song với sống mũi tàu; khoảng cách từ sống mũi tàu đến vạch nhận biết bằng 1/6 (một phần sáu) độ dài thân tàu. 

Vạch vàng, đỏ, chữ số hai mạn đối xứng qua tâm tàu (chữ và số mạn trái theo chiều thuận). 

5. Số hiệu 
  • a) Được sơn màu xanh đen ở các vị trí: Hai mạn (tại vị trí mũi), sau lái (tại vị trí chính giữa) và phía trên be mạn, có chiều cao phù hợp với kích thước tàu; 
  • b) Số hiệu gồm 02 (hai) bộ phận: KN-số hiệu (số hiệu gồm ba chữ số). 
6. Cờ hiệu: Cờ hiệu Kiểm ngư được treo ở phía mũi tàu. 

7. Màu sơn, dấu hiệu nhận biết tàu Kiểm ngư theo quy định tại Mục 1, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.”

Hết trích.

Như vậy, Trelangblog.com khẳng định chắc chắn không có chuyện tàu Kiểm ngư Việt Nam cố tình đâm chìm tàu của ngư dân như lũ dân chủ lõ đít rêu rao.



***

Clip: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *