Tái khẳng định: TẦU ĐÂM CHÌM TÀU CÁ KHÔNG PHẢI LÀ TÀU CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM NGƯ

Người xem: 251

Ong Bắp Cày

Hôm qua Tre làng đăng bài “THÔNG TIN TÀU KIỂM NGƯ ĐÂM CHÌM TÀU NGƯ DÂN LÀ BỊA ĐẶT, XUYÊN TẠC” có nội dung khẳng định không có chuyện Tàu Kiểm ngư Việt Nam đâm chìm tàu của ngư dân.

Sang nay, trên trang Diễn đàn độc giả trẻ của Mai Phan Lợi, FB Chu Văn Thi lên giọng miệt thị và cho rằng đó là tàu kiểm ngư. Xem hình dưới:


Ngay cả báo Vietnamnet cũa đăng 1 bài “Tàu kiểm ngư Thanh hóa đâm chìm tàu cá của ngư dân?”. Mặc dù cuối tiêu đề có dấu hỏi nhưng nội dung lại khẳng định tàu kiểm ngư Thanh hóa đâm chìm tàu ngư dân. Điều này là toàn sai trái, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đến uy tín danh dự của Kiểm ngư Việt Nam.

Trưa nay chính báo Vietnamnet lại có bài: “Cục Kiểm ngư: Không phải tàu Kiểm ngư đâm chìm tàu cá”. Xem link dưới:

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/cuc-kiem-ngu-khong-phai-tau-kiem-ngu-dam-chim-tau-ca-341188.html


Trong bài, ông Hà Lê cục trưởng cục Kiểm ngư khẳng định: “Tàu va chạm với tàu của ngư dân không phải là tàu của lực lượng Kiểm ngư, đó là tàu của lực lượng Thanh tra hoạt động đánh bắt thủy sản”.


Xin khẳng định lại lần nữa, không có chuyện tàu Kiểm ngư Việt Nam đâm chìm tàu cá của ngư dân như báo đưa.

Hiện tại, Kiểm ngư Việt Nam không có tàu nào như trong clip. Qua xác minh được biết đó là tàu của lực lượng Thanh tra thủy sản.

Trelangblog.com trích nguyên văn điều 14 của Thông tư số 12/2014/TT-BNNPTNT đã quy định rõ về Biểu trưng, cờ hiệu, cờ truyền thống, trang phục, mẫu thẻ kiểm ngư và sơn tàu, xuồng kiểm ngư: 

“Điều 14. Tàu Kiểm ngư 

1. Màu sơn 

a) Mạn tàu từ đường mớn nước thiết kế trở lên và phần thượng tầng từ mặt boong trở lên: Sơn màu trắng; 

b) Mặt boong, mặt nóc ca bin: Sơn màu xanh lá cây. 

2. Tàu Kiểm ngư có dòng chữ in hoa “KIỂM NGƯ VIỆT NAM” sơn màu xanh đen ở phần mạn khô dọc thân tàu có chiều dài tối đa bằng 1/3 (một phần ba) chiều dài toàn bộ của tàu; chiều cao phù hợp với kích thước của tàu; dòng chữ in hoa tiếng Anh “VIETNAM FISHERIES RESOURCES SURVEILLANCE” sơn màu xanh đen, có chiều cao bằng 2/3 (hai phần ba) dòng chữ tiếng Việt và đặt cân đối chính giữa, phía dưới dòng chữ tiếng Việt. 

3. Kiểm ngư hiệu: Được đặt ở mặt trước và phía trên hai bên thân ca bin tàu ở độ cao dễ quan sát. Kích thước của Kiểm ngư hiệu được thiết kế phù hợp với kích thước của cabin. 

4. Ký hiệu: Tàu Kiểm ngư có 02 (hai) vạch nhận biết màu vàng và đỏ liền nhau có độ rộng bằng nhau, kích thước phù hợp với kích thước tàu (vàng trước, đỏ sau tính từ mũi tàu), được sơn từ mép trên boong xuống đến đường nước thiết kế ở thân tại vị trí mũi tàu và song song với sống mũi tàu; khoảng cách từ sống mũi tàu đến vạch nhận biết bằng 1/6 (một phần sáu) độ dài thân tàu. Vạch vàng, đỏ, chữ số hai mạn đối xứng qua tâm tàu (chữ và số mạn trái theo chiều thuận). 

5. Số hiệu 

a) Được sơn màu xanh đen ở các vị trí: Hai mạn (tại vị trí mũi), sau lái (tại vị trí chính giữa) và phía trên be mạn, có chiều cao phù hợp với kích thước tàu; 

b) Số hiệu gồm 02 (hai) bộ phận: KN-số hiệu (số hiệu gồm ba chữ số). 

6. Cờ hiệu: Cờ hiệu Kiểm ngư được treo ở phía mũi tàu. 

7. Màu sơn, dấu hiệu nhận biết tàu Kiểm ngư theo quy định tại Mục 1, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.” Hết trích. 

Như vậy, Trelangblog.com khẳng định chắc chắn không có chuyện tàu Kiểm ngư Việt Nam cố tình đâm chìm tàu của ngư dân như lũ kích động rêu rao. 

*** 
Mời đọc bài của Vietnamnet:

Thanh Hóa:
Cục Kiểm ngư: Không phải tàu kiểm ngư đâm chìm tàu cá

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/cuc-kiem-ngu-khong-phai-tau-kiem-ngu-dam-chim-tau-ca-341188.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *