Khoai@
Có thể nói ngắn gọn, chưa khi nào báo chí nước nhà rơi vào thảm cảnh như hiện nay, mà nhức nhối nhất là vấn đề đạo đức nhà báo. Bạn đọc có thể tự kiểm chứng, tự hỏi và tự trả lời xem, những thông tin mà báo chí cung cấp, người đọc tin được bao nhiêu phần trăm?
Đừng trách người dân hay bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào cũng sợ dây với nhà báo, họ sợ bị dây với đám kền kền, với kẻ tiểu nhân, chứ không phải là nỗi sợ bị phanh phui tiêu cực như đã từng có một thời ngày trước.
Vụ tung tin nước mắm truyền thống nhiễm thạch tín vượt ngưỡng cho phép đã làm hàng triệu người tiêu dùng hoang mang lo lắng, hàng ngàn doanh nghiệp bán nước mắm phải dỡ mặt hàng truyền thống này khỏi kệ, và đau đớn hơn, hàng ngàn doanh nghiệp chuyên sản xuất nước mắm truyền thống điêu đứng. Trong khi đó, những doanh nghiệp sản xuất nước mắm công nghiệp, được sự bảo kê của đám lưu manh báo chí lại lên ngôi. Đây là ví dụ sống động nhất về sự lao dốc không phanh của báo chí giai đoạn hiện nay.
Sự việc nghiêm trọng đến nỗi Thủ tướng Chính phủ phải yêu cầu làm rõ ngay.
Chiều 22/10/2016, Thông cáo báo chí của Bộ Y Tế vừa phát ra vào chiều nay 22.10 cho biết, 100% mẫu nước mắm được kiểm nghiệm không có asen vô cơ! 100% mẫu nước mắm có trên thị trường an toàn.
Đoàn kiểm tra liên bộ đã lấy 247 mẫu ngẫu nhiên với 210 nhãn hiệu sản phẩm nước mắm khác nhau của 82 cơ sở sản xuất (cả theo phương pháp truyền thống và công nghiệp), trên thị trường và một số siêu thị để kiểm nghiệm tại 04 viện kiểm nghiệm hàng đầu của ngành y tế, bao gồm: Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc Gia, Viện Dinh Dưỡng, Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh và Viện Pasteur Nha Trang, Kết quả như sau:
1. 247/247 (100%) các mẫu nước mắm được kiểm nghiệm không phát hiện Asen vô cơ
2. Kiểm nghiệm các kim loại nặng khác: Chì, Thủy ngân và Cadimi đều không phát hiện.
3. Không phát hiện mẫu nước mắm nào được sản xuất từ nước và hóa chất. Các cơ sở được kiểm tra đều sản xuất nước mắm từ nguyên liệu là cá và muối hoặc nước mắm cốt (được sản xuất từ cá và muối) và phụ gia thực phẩm với các tỷ lệ khác nhau.
4. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất nước mắm là được phép nếu phụ gia đó nằm trong danh mục cho phép, đúng đối tượng sử dụng, không được vượt ngưỡng theo quy định, đảm bảo độ tinh khiết và không quy định số lượng phụ gia thực phẩm tối đa được phép dùng trong một sản phẩm thực phẩm. Quy định này của Bộ Y tế hoàn toàn phù hợp với quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX), các quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực ASEAN.
Như vậy, các thông tin nước mắm là nước pha hóa chất, nước mắm có nhiễm thạch tín (thạch tín chỉ được gọi cho Asen vô cơ) ảnh hưởng đến sức khỏe con người là không chính xác gây tâm lý hoang mang cho người dân và ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh nước mắm kể cả nước mắm sản xuất theo phương pháp truyền thống và công nghiệp.
Kết luận này của bộ Y tế liệu có thể trở thành cơ sở để làm thay đổi tích cực đạo đức báo chí?
Tin cùng chuyên mục:
Không thể đổ lỗi cho đèn tín hiệu giao thông khi vi phạm luật
Đồng Nai: Khởi tố hai đối tượng lợi dụng quyền tự do dân chủ để xuyên tạc, xâm phạm lợi ích quốc gia
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức