PHÓNG VIÊN HUY TRUNG VÀ QUANG THẾ CÓ HÀNH VI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

Người xem: 367

Ong Bắp Cày

Những ngày qua trên mạng xã hội lan truyền một clip do phóng viên Huy Trung và Quang Thế tung lên, tạo ra một làn sóng dư luận không tốt về hình ảnh anh CSHS huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Tương tự như thế, dư luận cũng đang tỏ ra hết sức lo ngại về trình độ, năng lực, đặc biệt là đạo đức báo chí của các phóng viên. 

Sự thật đau xót này đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh, bao gồm cả những khoảng sáng và tối của cả 2 lực lượng công an và báo chí.

Đã có quá nhiều bài báo lên án hành vi đá đít phóng viên của anh CSHS nhưng không nhằm mục đích giáo dục mà nhằm triệt hạ anh CSHS kia bằng cách gây áp lực tới lãnh đạo và dư luận. 

Công bằng mà nói, hành vi đá đít được PV cất công ghi lại, làm clip là đáng giá vì có thể thông qua đó, điều chỉnh hành vi thiếu kiềm chế, quá khích của các anh công an trẻ. Nhưng từ một góc nhìn khác, người ta cũng thấy các anh phóng viên đã coi thường pháp luật, coi thường nguyên tắc làm báo và hành vi của họ có vẻ như đã vi phạm pháp luật.

Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Ðiều 37 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”.

Ðiều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. 

Ở đây, theo dõi clip do chính phóng viên tung lên, chúng ta thấy danh dự, nhân phẩm của anh CSHS đã bị các phóng viên xúc phạm. Nếu điều này là đúng, thì hành vi của 2 phóng viên kia cũng có thể cấu thành Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự.

Hãy xem clip của Báo Thanh Niên (giây thứ 3), chúng ta nghe thấy rõ ràng, cảnh sát hình sự mặc thường phục nói lớn với phóng viên “mày chửi ai, hả” trước khi tung chân đá vào mông PV. Ngay sau đó PV nói “em đã xin lỗi rồi mà”. Điều này có nghĩa, anh phóng viên này rất có thể đã chửi và xúc phạm hoặc làm nhục cảnh sát, và đó chính là căn nguyên dẫn tới sự thiếu kiềm chế của anh CSHS.

Lướt trên mạng, đa số bạn đọc đều cho rằng, 2 phóng viên báo tuổi trẻ Huy Trung và Quang Thế đã có hành vi cản trở người thi hành công vụ theo khoản 2 điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, trong đó quy định: (a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; (b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ (căn cứ theo clip có hành thách thức người làm nhiệm vụ, có lăng mạ các chiến sỹ công an). Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng những thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. 

Ở đây, 2 PV đã dùng thủ đoạn lúc thì lén lút, khi thì ra mặt nhục mạ cảnh sát; xưng danh là nhà báo, đe dọa tung hình ảnh lên mạng để cản trở những người đang làm nhiệm vụ bảo vệ hiện trường, hoặc ép họ phải cho vào hiện trường vụ án trái pháp luật. 

Hành vi này cũng có thể cấu thành tội chống người thi hành công vụ, được quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Theo đó, (1) Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; (2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: (a) Có tổ chức; (b) Phạm tội nhiều lần; (c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; (d) Gây hậu quả nghiêm trọng; (đ) Tái phạm nguy hiểm.

Trong clip của Báo Pháp luật, chúng ta thấy rất rõ, cảnh sát mặc quân phục Nguyễn Danh Thắng đã giải thích nhẹ nhàng với phóng viên: “đây là vụ trọng án, anh em đang tập trung điều tra như phóng viên đã thấy, mong anh hợp tác”, và anh cảnh sát này đã yêu cầu phóng viên ra khỏi hiện trường nhiều lần để còn thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu của anh không được đáp ứng. Sau đó phóng viên (báo Pháp luật) đòi hỏi cả thẻ công an đâu, nói “anh này là ai”, yêu cầu cảnh sát phải kiểm tra cảnh sát thường phục này là ai…Hành vi của phóng viên này là sai quy trình tác nghiệp theo luật báo chí hiện hành, và có ý đe dọa, buộc lực lượng bảo vệ hiện trường phải cho vào khu vực cấm. Việc cố tình xông vào hiện trường (chưa rõ ý đồ), làm ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ điều tra vụ án được thể hiện rất rõ trên tất cả các clip.

Xem lại một số clip khác cùng chủ đề được tung lên mạng, chúng ta thấy rõ, một người mặc thường phục dùng bụng, vai của mình để cản một PV cầm máy ảnh cố xông vào hiện trường. Ta thấy rõ, một anh công an xã đã không thể cản được một PV cố xông vào hiện trường. Một cảnh sát yêu cầu phóng viên ra khỏi hiện trường nhưng PV này vẫn không chấp hành, còn tỏ thái độ chây lì, coi thường pháp luật và coi thường lực lượng đang thực thi công vụ. 

Từ những tình tiết trên, có thể thấy nhiều khả năng 2 phóng viên đã phạm tội chống người thi hành công vụ.

Đề nghị Bộ công an, Công an Hà Nội nhanh chóng làm rõ những hành vi trên của 2 phóng viên Quang Thế và Huy Trung.

P/s: Cơ quan chức năng cũng cần làm rõ thêm, có hay không việc các phóng viên cố tình gây sự với lực lượng chức năng để quay clip tung lên mạng, nhằm bôi nhọ lực lượng công an hay không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *