Khoai@
Các anh chị ạ, báo TT dẫn lời một ngư ông ở Quảng Bình rằng, “Biển sạch phải là khi cá tôm trở lại”. Báo TT viết, đó là lời đau đáu của hầu hết ngư dân Quảng Bình, Hà Tĩnh và Quảng Trị mà chúng tôi gặp ngay sau công bố biển đã sạch trở lại. Theo ngư dân, việc “sạch” – “bẩn” của biển họ không có khả năng kiểm chứng, nhưng sự thật thì cá tôm gần bờ hầu như vắng bóng.
Tôi thì tin vào khoa học, Bộ Tài Môi mới công bố nước biển miền Trung đã sạch, đạt tiêu chuẩn để tắm và nuôi thủy sản. Các anh chị xem tại đây:
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nuoc-bien-mien-trung-dat-chuan-cho-tam-va-nuoi-trong-thuy-san-3456202.html?utm_source=search_vne
Đó là một công bố quan trọng, tuy nhiên, lão ngư Quảng Bình lại nói rằng, “biển sạch là khi cá tôm trở lại”, và các anh chị báo chí có vẻ coi đó là chân lý.
Nói thẳng, biển sạch chắc đéo gì cá đã về?
Vì sao ư, vì có 2 nguyên nhân, (1) cá chết hết mẹ do Formosa thải độc, và (2) chính ngư dân đã tận diệt tôm cá.
Kết luận của Bộ Tài Môi chỉ liên quan đến nguyên nhân thứ nhất, và không hề liên quan đến nguyên nhân thứ hai.
Cá tôm không còn phần nhiều là do chính ngư dân. Nói thật, biển của ta còn rất ít cá, kể cả không có vụ Formosa thì biển cũng còn ít cá. Ngư dân đánh cá bằng thuốc độc, đánh điện, đánh mìn và giã cào thì đến con cá bằng con tinh trùng cũng không thể tồn tại. Ngư dân cũng tàn phá rặng san hô kiếm lời, phá hủy hệ sinh thái, lấy đi từng kí rong biển thì cá nào sống cho nổi?
Các anh chị nói biển ta khi chưa có Formosa thì cá kìn kìn đen đặc, chỉ cần nhúng dái xuống biển là cá tôm bu vào, ăn ba ngày không hết, thế sao các ngư dân lại phải lén lút sang tận Thái Lan, Indo, Philippines, Malaysia để đánh cá trộm?
Nói thêm là các bạn ngư dân ta chỉ biết ngày đêm đánh cá kiểu tận diệt, hoang dã và mọi rợ, miễn sao thu lợi càng nhiều càng tốt, nhưng không hề chăm sóc môi trường biển, đặc biệt là không hề có tư duy về việc làm sao cho nguồn cá được hồi sinh.
Hãy mở mắt nhìn khắp thế giới, hầu như quốc gia nào có biển người ta cũng có lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa sinh sản. Đó là mùa cá đẻ, họ cấm câu, cấm đánh bắt dưới mọi hình thức, vì muốn cá có thời gian đẻ đái, sinh sôi, nảy nở, cá con kịp lớn và như vậy, nguồn cá sẽ không bao giờ cạn.
Sẽ không mấy khó khăn khi các anh chị về Sầm Sơn, thức dậy mỗi sáng và sẽ được chứng kiến ngư dân dùng tấm lưới dài vài trăm mét, mắt nhỏ li ti như màn, kéo cả những con cá nhỏ như đầu tăm lên bờ.
Cũng chả hề khó khăn về Lý sơn để chứng kiến ngư dân dùng mìn (chính xác là thuốc nổ) để đánh cá. Năm ngoài, ở Đảo này đã có vụ nổ long trời lử đất xảy ra vì ngu dân tàng trữ thuốc nổ. Đánh cá kiểu này thì đến trứng cá cũng tan thành nước, vậy lấy đâu cá tôm mà sinh sôi? Ấy là chưa kể đến việc dùng mìn đánh cá sẽ hủy diệt cả rặng san hô, và giết toàn bộ tôm cá cùng các sinh vật biển.
Dù muốn hay không, phương thức đánh cá của ngư dân đang là vấn đề, và người ta gọi đó là lối đánh cá kiểu tận diệt. Sẽ không ngoa khi nói rằng, chính ngư dân đang tự mình đánh mất đi những tài nguyên từ biển.
Biển dù sạch, nhưng vẫn duy trị lối đánh cá như ngư dân đang tiến hành, tôi thề là cá tôm sẽ không bao giờ quay lại.
Tin cùng chuyên mục:
Hà Nội: Hành trình kiến tạo bản sắc từ di sản văn hóa
Tinh gọn bộ máy – Khẩn trương, quyết liệt trong chỉ đạo của Tổng Bí thư
Mỹ viện trợ quân sự Ukraine thêm một tỷ USD
“Rận chấy cắn nhau” và bộ mặt thật của những kẻ cơ hội chính trị