CÁ CHẾT

Người xem: 198


Những ngày gần đây, trên mâm cơm gia đình Phú thiếu đi món hải sản tươi sống được đánh bắt trên vùng biển có chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam. Cá chết bất thường hàng loạt ở miền Trung, dù cá không phải do chính tay Phú đọc thơ gọi từ dưới giếng lên cho ăn hàng ngày như chị Tấm năm xưa chăm em Bống, cũng đủ khiến trong họng trào lên một sự uất nghẹn và đau đớn.

Nhưng kinh khủng hơn, báo chí và các phương tiện truyền thông đang dẫn dắt dư luận đi theo một hướng cực kỳ sai lầm, mà ảnh hưởng của nó tới kinh tế và sức khoẻ của nhân dân, sẽ tai hại không phím nào tả xiết. Báo chí đang tố cáo chất thải của khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra thảm hoạ trên, điều này buộc những người có lương tri như Phú phải lên tiếng.

Như các bạn đã biết, Phú là một chuyên gia về hải dương hoc, và có thể khẳng định, 100 cái Formosa xếp chồng lên nhau thải “độc” 24/24 cũng đéo bao giờ đầu độc được cả vùng biển miền Trung. Việc Formosa xả thải đã được xác nhận, nhưng đường ống thải đó đã được sự cho phép của bộ tài môi và làm theo đúng thiết kế chứ không hề trái phép, mà chất thải của nhà máy gang thép, thì độc cái đéo gì hả các chuyên gia sinh hoá mạng? Phú cam đoan 100% những đứa đang gào lên Formosa thải độc, hoàn toàn đéo hiểu được quy trình luyện thép gồm những khâu gì và thải ra cái gì.

Nên nhớ, gần như toàn bộ các vụ thử bom hạt nhân từ bom A đến bom H đều được tiến hành ngoài biển, và phóng xạ thì độc hơn bất kỳ một loại thuốc độc nào từ xyanua cho đến thuốc chuột Racumin bán gói ở chợ Mơ, mà cũng chỉ giết chết tôm cá ở khu vực xung quanh bãi thử (đa phần là chết do sức ép từ vụ nổ). Các bạn nghĩ có thể làm ô nhiễm cả một vùng biển rộng nhiều nghìn km2 tới mức cá chết trải dài mấy tỉnh bằng một KCN? I dont think so, dù đó là KCN sản xuất thạch tín nguyên chất cũng không thể làm được điều đấy.

Một số hộ dân ăn cá chết và bị ngộ độc nên họ kiên quyết cho rằng cá chết vì trúng độc từ vòi thải Formosa, thật buồn cười vì dù các bạn có ăn cá chết vớt ở sông Tô Lịch cho đến bể cá cảnh nhà bí thư thành uỷ thì vẫn cứ ngộ độc. Ăn cá chết ươn mà không bị ngộ độc mới là lạ, đến cụ Rùa Hồ Gươm ăn cá chết mãi còn quy tiên nữa là các bác ngư dân.

Năm 2015, khi cá voi bị chết hàng loạt ở bắc Ireland, nguyên nhân đã được xác định khá chắc chắn là do sóng siêu âm từ tàu ngầm Nga. Tương tự Nauy cũng từng tố cáo tàu ngầm hạt nhân của Anh Cuốc gây ra thảm hoạ cá voi chết ở nước này vài năm trước đó.

Có 1001 nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt, với những thảm hoạ trên diện rộng, ta sẽ loại trừ được khá nhiều những nguyên nhân bất hợp lý. Nếu tinh í và cập nhật tin tức, các bạn sẽ thấy hiện tượng cá chết ở miền Trung, có mối quan hệ cực kỳ biện chứng với chuỗi động đất kinh hoàng ở Nhật Bản vừa qua.

Khu vực biển Đông nằm trên 2 vành đai sinh khoáng lớn, đây cũng là nguyên nhân cốt iếu mà ngày nay cần lao toàn cuốc đang phải băng rôn biểu ngữ hô hào chống quân bành chướng, nếu biển Đông không có tài nguyên thì chắc không phải vất vả vậy. Một trong những tài nguyên dồi dào nhất chính là dầu khí. Dầu mỏ bỏ qua, cái cần liu tâm ở đây là khí tự nhiên.

Trong lịch sử, những vụ rò rỉ khí độc gây chết hàng loạt cá, muông thú và cả con người không hiếm. Nhiều ngôi làng ven hồ ở Châu Phi đã bị xoá sổ trong đêm vì khí độc rò rỉ từ đáy hồ do vận động địa chất hoặc ngẫu nhiên.

Thảm hoạ ảnh hưởng trên diện rộng, thì có nguyên nhân từ những thứ dạng “khí” là khả thi và hợp lý nhất. Điều này đã được người Đức chứng minh với siêu phẩm khí mù tạt trong suốt WW1 và lò hơi ngạt trong WW2.

Một mỏ khí tự nhiên cực lớn hẳn vừa mới lộ ra sau động đất, buồn vì cá chết, nhưng cũng nên vui vì sắp có thêm vô vàn ngoại tệ cho cuốc gia đổ vào mấy chục triệu cái mồm suốt 4k năm thiếu đói.

Hãy có tâm khi đưa bài, gõ phím nhớ dùng não, và bình tĩnh nghe chuyên gia phân tích cái đã chứ đừng vội bưng lên báo anything chém gió từ cần lao thuyền chài ít học, các bạn phóng viên bạn tôi ạ.

Đôi khi giữa dư luận đang sôi sục mà chính bản thân mình cũng mù mờ, đéo viết gì đã là giúp ích cho xã hội nhiều lắm rồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *