Lính Trung Quốc giả dạng dân thường kéo vào Biển Đông
VietTimes — Mới đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản tiết lộ, xuất hiện một lượng rất lớn quân nhân của Trung Quốc mặc thường phục, ra vào các đảo trên Biển Đông như dân thường.
Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Và có thể số lính ngụy trang này đến để thực hiện nhiệm vụ cảnh giới trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép.
Những hành động xây dựng, quân sự hóa mà Trung Quốc không ngừng thúc đẩy trên biển Đông đã đẩy khu vực này vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, trang bị vũ khí và binh lực của Trung Quốc liên tiếp được đưa ra các đảo, gây ra mối lo ngại lớn cho các quốc gia.
Ngày 20/3, tờ Sankei Shimbun đưa tin, cả Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đều đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, vì lý do này mà tranh chấp giữa các bên ngày càng căn thẳng. Sau khi các khâu bồi lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc thực hiện bước vào giai đoạn hoàn công, hàng loạt lô thiết bị và binh lính Trung Quốc bắt đầu tiến vào đồn trú tại các đảo này.
Hành động này của Trung Quốc gây ra sự phản đối gay gắt của các nước có liên quan, những lời chỉ trích liên tiếp xuất hiện. Để che mắt các nước, mới đây đã xuất hiện hiện tượng quân nhân Trung Quốc mặc thường phục chứ không mặc quân phục khi thực hiện nghiệm vụ trên đảo. Hay nói cách khác, lính Trung Quốc giả dạng dân thường xuất hiện ở khu vực này .
Bài viết nhấn mạnh, máy bay trinh sát của các nước có liên quan khi tuần tra trong khu vực này xuất hiện ra rằng, có một lượng rất đông người Trung Quốc mặc áo sơ mi trắng tiến vào các đảo nhân tạo, và những người này chính là quân nhân quân Trung Quốc, và mệnh lệnh chung mà họ được nhận là: Sau khi cập bến các đảo nhân tạo đã xây dựng xong, buộc phải cởi bỏ quân phục, thay sang thường phục rồi tiến lên đảo.
Trung Quốc bồi lấp đảo trái phép, quân sự hóa biển Đông
Tháng 1/2016, Trung Quốc đã từng cho máy bay dân dụng bay thử nghiệm trên các đảo nhân tạo ở biển Đông, đồng thời nhiều lần nhấn mạnh các đảo nhân tạo của Trung Quốc được xây dựng để sử dụng cho các hoạt động dân sự, rêu rao tất cả là vì “mục đích hòa bình”. Và sau đó, các trang bị vũ khí như hệ thống radar cũng như tên lửa đất không – thậm chí là chiến đấu cơ hiện đại của Trung Quốc liên tiếp được triển khai trên các đảo này.
Một số chuyên gia quân sự của các nước cho rằng: Trung Quốc chỉ mượn cớ “sử dụng vì mục đích hòa bình” để che mắt thiên hạ, trên thực tế, các hành động của Trung Quốc đều nhằm vào mục đích quân sự hóa biển Đông, binh sĩ quân đội Trung Quốc cải trang thành dân thường lên đảo cũng là một trong những khâu trong mưu đồ của Trung Quốc.
Tạp chí The Diplomat của Nhật Bản đưa tin, Trung Quốc lại bắt đầu công tác bồi đắp trái phép tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, tiến độ bồi đắp rất khẩn trương, ngày 9/1, hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy đảo Bắc (thuộc quần đảo Hoàng Sa) đang được bồi lấp, hình ảnh vệ tinh ngày 2/3 cho thấy, Trung Quốc đã bồi lắp, nối đến đảo Trung (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Mục đích của công việc này là “nối liền” một phần đảo Bắc với một phần đảo Trung.
Tờ Đại Công Báo của Hồng Kông đưa tin, Trung Quốc kế hoạch sẽ nối liền 7 hòn đảo và bãi đá ở khu vực này thông qua việc bồi lấp trái phép.
Đ.Q
Tin cùng chuyên mục:
TikToker nổi tiếng ‘Nam Birthday’ bị khởi tố vì hành vi chống người thi hành công vụ
Mặt tối của ân xá: Quyền lực Tổng thống hay công cụ bao che?
Bước đột phá trong cải cách bộ máy Nhà nước
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc