“Chúng ta không phải dạng vừa đâu”: V. LẮT LÉO
Nhân viên tạp vụ của công ty rất buồn phiền vì các ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, một nhân viên nữ nghĩ ra sáng kiến dán lên tường một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị yếu, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”.
Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng.
*
Những ai có tên trong danh sách “quy hoạch” đều đi khám sức khỏe và tất nhiên ai cũng có một giấy chứng nhận sáng choang.
Một người thấy thế không trung thực nên đề nghị lấy một cái lon sắt tây đựng sữa, bỏ cát vào nén chặt lại rồi đưa mấy người được “quy hoạch” đứng xa 1m đái vào. Người nào đái mà cát re ra ngoài thì ghi đủ sức khỏe, không thì loại, rất trung thực và công bằng. (Đối với phụ nữ sẽ có quy định riêng. Hehe).
Người này dán tờ giấy đề nghị lên bảng tin của cơ quan nhưng không được phản hồi.
*
Các học viên kể: Mỗi lần thi hết môn họ thường đút tài liệu dưới học bàn để chép. Một lần, anh học viên chép đến đoạn: Lê nin nói (hai chấm mở ngoặc kép) thì cô giáo đến đứng cạnh. Anh này đút tài liệu sâu vào học bàn rồi ngồi im. Cô giáo hỏi: Lê nin nói gì sao không thấy viết vô? Anh học viên đáp: “Cô đứng đó Lê nin không nói, cô đi Lê nin mới nói”.
*
Thời bao cấp, Luật Hôn nhân không như bây giờ. Việc ly hôn không dễ.
Muốn nộp được đơn phải có cả chữ ký của vợ lẫn chồng.
Có lần tòa án nhận được đơn của cô vợ xin ly hôn để lấy chồng khác, dưới cũng có chữ ký của anh chồng, nhưng trên chữ ký, ảnh viết một câu không chấm phẩy: “Tôi cho cô về nhà lấy chồng nhất thiết không được ở lại với tôi”
Ra tòa, luật sư bên nguyên nói, anh chồng thuận tình ly hôn, nên câu này được hiểu: “Tôi cho cô về nhà lấy chồng, nhất thiết không được ở lại với tôi”
Luật sư bên bị lại bảo, ảnh không đồng ý ly hôn, nên câu này được hiểu: “Tôi cho cô về nhà, lấy chồng nhất thiết không được, ở lại với tôi”.
Hỏi lại anh chồng, ảnh nói một tràng: “Tôi cho cô về nhà lấy chồng nhất thiết không được ở lại với tôi”.
Tòa búi.
Có lần ngồi tám chuyện trên trời dưới đất, mình mang chuyện này ra kể, sau một hồi tranh cãi, một cha xua tay:
– Dễ ợt.
Mình hỏi, sao dễ? Nó bảo, nếu tôi xử, tôi sẽ phán:
– Thôi, chuyện này để…Obama quyết định. Vậy đi!
Thoạt đầu ngu lâu không hiểu, nhăn trán suy nghĩ mãi, sao lại do Obama quyết định?
Hiểu ra mới phá lên cười, người Việt có rất nhiều cách xử lý vấn đề, cách nào nào cũng lắt léo phết. He he.
Nguồn: Nguyễn Thế Thịnh
Tin cùng chuyên mục:
Sự thật về công tác phòng chống buôn người ở Việt Nam và những luận điệu xuyên tạc của BPSOS
Bê bối của văn nghệ sĩ với “Mai Thúy”: Bài học về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp
Cảnh giác trước luận điệu của phản động lưu vong: Bài học từ vụ việc Trần Khắc Đức
Nhiều đối tượng nghiện ma túy bị lợi dụng để gây rối