HOÀI CỔ HAY THIỂN CẬN ?

Người xem: 168

Phật nằm ở Myanmar, có từ 600 năm trước.

1. Tứ linh sơn (bốn ngọn núi thiêng) Trung quốc, rồng rắn khách du lịch, khách hành hương lễ bái bốn mùa. Mùa sen nở, thậm chí còn kẹt đường từ chân núi.

Hàng ngàn năm trước, Trung quốc đã “tiếp thị” cho những cảnh quan mỹ miều nhưng cheo leo người khó tới của mình, bằng cách xây chùa, để rồi từ đó thần thánh hóa nó. Những ngôi chùa trên đỉnh non cao hơn 3 ngàn mét, chưa nói phật tử chiêm bái, mà khách du lịch vô thần cũng sảng khoái “đáng đồng tiền bát gạo” khi lên được tới nơi.

Không chùa, những nơi ấy giờ nhẽ chỉ khỉ cái ngồi huyết lình hàng tháng.

Tôi đã đi đủ Tứ linh sơn lẫn hàng loạt tỉnh thành Trung quốc khác và, tôi cũng đi đủ 62 tỉnh thành Việt. Tôi rút ra kết luận thế này: TẤT CẢ kiến trúc Phật giáo (gọi là cổ) phía Bắc của ta đều dập khuôn kiến trúc Phật giáo Trung quốc. Độc đáo như Chùa Đồng Yên tử (theo hình vẽ cũ) cũng copy nguyên mẫu từ Chùa Đồng Côn Minh. Khác chăng, kì quan đúc từ nguyên khối đồng không mối ghép này của họ, lớn và tinh xảo hơn ta rất nhiều lần mà thôi.

2. Việc xây cất chùa chiền phụ thuộc rất nhiều vào thịnh suy kinh tế của các triều đại. Bỏ qua sự quá vĩ đại của người Trung quốc, nhìn sang các nước bên cạnh. Thái Lan, Myanmar, Sri Lanca… với những ngôi chùa phủ vàng ròng kì vĩ, với những tượng phật bằng vàng, bằng ngọc nguy nga tới mức không tìm được góc đứng nào chụp toàn cảnh nổi. Nó cùng thời với những chùa Phật tích, Dâu, Trăm gian, Yên tử…ta, và có quyền suy đoán rằng, chẳng đợi đến thời cộng sản, chúng ta mới nghèo hơn họ.

Đừng mượn lý do chiến tranh để biện minh, bởi sử các quốc gia ấy cũng chiến tranh lân bang liên miên, y hệt ta. Và, hãy đến Phật tích chứng thực bằng những gì các cụ ta xưa “quy hoạch” chùa, hướng tới hoành tráng chùa to tượng lớn lắm đấy. Chắc lực bất tòng tâm nên nó bé con con nên giờ, chúng ta quy nó thành mẫu hình đặc điểm truyền thống.

3. Các con tôi, đứa 10 đứa 15 năm sống ở nước ngoài, chúng nhìn khác hẳn luồng dư luận đã và đang miệt thị chùa Bái đính. Dẫn bạn ngoại quốc nào về, chúng đều đòi đến đấy. Chúng bảo: Đáng mặt tự hào, mẹ ạ. 

Tự thân tôi làm tour guide cho chừng hơn ba chục cháu lần đầu đến VN, không đứa nào thấy cái chùa Một cột-biểu tượng Hà Nội- là độc đáo và đứa nào cũng mê mẩn Bái đính bằng hai từ, đẹp quá.

Chúng đến chùa với tư cách du khách, ko biết cúng lễ hoặc theo tôn giáo khác.

4. Ngày ấy mà có internet với báo chí, hẳn giờ chúng ta sẽ không có đỉnh non thiêng Yên tử. Phật Hoàng chắc chỉ dám dựng am 3×3 mét vuông loanh quanh cung cấm tu thiền.

Thời đại ngày nay, nên phóng khoáng nhìn chùa chiền như một sản phẩm du lịch, đừng bó nó lại thuần yếu tố tâm linh. Một loại sản phẩm thanh sạch hơn cả và mang lại hiệu quả kinh tế nhãn tiền, chứ không như hàng trăm tượng đài đã, đang và sẽ dựng lên ở những khu đất vàng đẹp nhất đất nước này. Nó lại được xây lên không bằng tiền nhà nước. Vì thế, cần khuyến khích phát triển mở mang, thay vì ca thán chửi bới. Cái gì cũng khăng khăng giữ nguyên hiện trạng với lưu tồn thì trăm năm sau nữa, Phanxipang vẫn chỉ để khỉ cái ngồi huyết lình hàng tháng. Cái của ngâm rượu đàn ông uống từ 6h tiến thẳng lên 9h bỏ qua giai đoạn quá độ 7-8 ấy.

Nguồn: Beo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *