Khoai@
Nhiều người thắc mắc, vì sao Nguyễn Văn Đài vẫn chưa bị bắt?
Người dùng mạng không khỏi bức xúc khi Nguyễn Văn Đài sử dụng mạng Facebook của để chửi bới chế độ, thóa mạ lãnh đạo đảng và nhà nước.
Mới nhất, trên facebook của mình, anh ta đã đồng ý cho kẻ có tên Phu Manh Nguyen đăng stt có nội dung vu cáo, xuyên tạc chống phá nhà nước và thóa mạ các lãnh đạo đảng và nhà nước, từ Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, cho tới Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chỉ với những hành vi trên, ý đã xứng đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.
Ngày 14/12, tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đưa Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ ra xét xử theo Điều 245 BLHS. Nguyễn Văn Đài đã xúi bẩy và câu kết với đám luật sư “dân chủ” ra sức phá hoại phiên tòa. Một mặt y vận động lôi kéo những người đang “khoác áo dân oan” đang có mặt tại Hà Nội kéo đến gây áp lực và gây rối trật tự công cộng, mặt khác y liên tục đăng bài xuyên tạc bản chất phiên tòa với những quy kết vô căn cứ.
Thật táng tận lương tâm, trong vụ CSGT bị tên lái xe tải cố tình giết, Nguyễn Văn Đài tửng tưng viết “Gieo gió, ắt gặt bão”. Xem hình dưới để thấy tính người trong Nguyễn Văn Đài là điều vô cùng xa xỉ.
Được biết, Nguyễn Văn Đài cũng là tay chân đắc lực của Việt Tân, một tổ chức bị nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ liệt vào danh sách tổ chức khủng bố.
Cách đây không lâu, Nguyễn Văn Đài tham gia làm chương trình Lương tâm TV – một “kênh truyền hình” chuyên vu khống, bôi nhọ hình ảnh đất nước và lực lượng công an. Hành vi này đã bị phía công an xử lý.
Nguyễn Văn Đài từng là luật sư, và có gánh thêm vai “nhà dân chủ” với nhiều chiêu trò phá rối trật tự công cộng, cùng với nhiều bài viết nhằm đòi lật đổ chế độ.
Dư luận đang nóng lòng chờ đợi sự phán xét của pháp luật đối với những hành vi chống phá đất nước của Nguyễn Văn Đài.
Tin cùng chuyên mục:
Mặt tối của ân xá: Quyền lực Tổng thống hay công cụ bao che?
Bước đột phá trong cải cách bộ máy Nhà nước
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’