Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong trong ngày 26/7/2015 đã có buổi nói chuyện về nhân quyền, các quyền tự do, nhân danh một bài giảng trong buổi Thánh lễ cầu nguyện Công lý hòa bình. Mang tiếng là bài giảng trong thánh lễ, nhưng bài giảng không khác gì lời tuyên truyền chính trị. Ngồi hàng ghế đầu trong buổi thánh lễ cầu nguyện gồm toàn ban bệ trong NoU, những người không liên quan gì đến Công giáo. Trong khi những con chiên, tín đồ của Công giáo thì bị xếp ngồi phía dưới.
Xem link
Mở đầu bài nói chuyện, linh mục đặt ra một câu hỏi: “Sau 40 năm, chúng ta có được hưởng một nền hòa bình và tự do đích thực hay không?”. Đây là một cách hỏi để ông ta từ từ dẫn dụ các giáo dân đến câu trả lời là “Không”. Đương nhiên những điều ông ta nói đề không phải là để cho các cốt cán của NoU nghe, vì những lời rao giảng này các thành viên NoU đã nghe ra rả từ năm 2011 đến giờ rồi. Những lập luận này chủ yếu hướng tới các giáo dân và thể hiện sự liên minh mật thiết với những kẻ chống phá đất nước.
Linh mục lập luận rằng, Việt Nam không có hòa bình và tự do đích thực, bởi vì mặc dù chiến tranh đã chấm dứt nhưng quyền căn bản của con người không được tôn trọng. Sau đó, ông trích lời của giáo hoàng John Paul đệ nhị rằng: Một khi không có sự tôn trọng nhân quyền thì không có công lý và hòa bình đích thực. Ông đổ mọi lỗi lầm gây ra các bất ổn xã hội lên chính quyền và cho rằng nguyên nhân chính là do chính quyền không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do biểu hiện, tự do tôn giáo. Điều lạ là ông Nam Phong không nhắc tới lời chúa hay tinh thần của Đức Mẹ, mà lại chỉ trích dẫn lời của một giáo hoàng. Giáo hoàng Jean Paul đệ Nhị là người thực hiện nhiều hoạt động nhân quyền ở Ba Lan, tạo ra hỗn loạn và thay đổi thể chế ở nước này. Ngoài ra, ông là giáo hoàng đầu tiên đến thăm nước Mỹ và sau đó giương cao lá cờ “nhân quyền, công lý và hòa bình”.
Công giáo đã từng giương nhiều lá cờ để thực hiện thánh chiến. Thế kỷ 11, 12, Công giáo giương cao lá cờ của chúa Jesus để xâm lược. Những cuộc thánh chiến này nhiều lần bị lên án vì mức độ dã man của chúng. Sau đó, vào thời Phục Hưng, Công giáo lấy danh nghĩa bảo vệ ngôi nhà của Chúa để đàn áp những nghệ sĩ và nhà khoa học. Sớm thất bại trước xu hướng mới của thời đại, Công giáo chịu lép vế trong suốt thế kỷ 19, 20. Công giáo bị mô tả như một thế lực thần quyền lạc hậu và lỗi thời. Thế nhưng, sau cuộc viếng thăm của giáo hoàng Jean Paul Đệ nhị với nước Mỹ, tình thế đã thay đổi. Công giáo tìm được lá cờ mới “công lý và hòa bình”. Với lá cờ này, và bắt tay chặt chẽ với Mỹ, Công giáo đang từ từ chiếm lại vị trí chính trị. Cũng bằng lá cờ này, Công giáo tiếp tục củng cố quyền lực ở những nước thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây. Mỹ cũng lợi dụng Công giáo để tuyên truyền cho các lý thuyết dân chủ nhân quyền vào các nước ở Châu Á, Đông Âu, Trung Đông, Mỹ Latin…
Dòng chúa cứu thế, công cụ đắc lực của Công giáo và Mỹ ở các nước đang phát triển và kém phát triển, chính là cơ sở để xây dựng lực lượng chống chính quyền. Ở Việt Nam, Nhà thờ Thái Hà đến giờ vẫn là một hang ổ tạo dựng lực lượng chống đối chính quyền kịch liệt. Linh mục Nam Phong đề cập đến việc chính quyền không tôn trọng tự do tôn giáo, nhưng tôn giáo không phải thứ để làm công cụ cho những cuộc bành trướng thế lực. Chính quyền Việt Nam không chống Công giáo hay bất cứ tôn giáo nào, mà chỉ chống lại những đức cha kém đạo đức và trình độ, trở thành công cụ cho các âm mưu chính trị. Phẫn nộ với những linh mục này, nhiều người dân không kiềm chế nổi, có hành vi bạo lực. Nhưng với danh nghĩa là sứ giả của chúa, các linh mục này không vị tha và khuyên giải mà còn gọi người dân là côn đồ và đổ cho chính quyền lợi dụng côn đồ.
Công lý và hòa bình đích thực rốt cuộc là gì? Ở Vatican có công lý và hòa bình hay không? Hãy xem thử sự kiện giáo dân Thiên chúa lấn chiếm trường mầm non ở Nghi Lộc, đập phá tường của trường mầm non (Xem tại đây https://www.youtube.com/watch?v=3yKesnaFYUw ) hay tấn công luôn cả lực lượng công an đến giải quyết mâu thuẫn, đánh nhau giữa các giáo dân ở giáo xứ Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Hành vi này gọi là hòa bình hay bạo lực? Hành vi này có thể đại diện cho công lý? Xin hỏi, ông linh mục Nam Phong sẽ nói sao về chuyện này.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga