Vụ Đỗ Hùng: CHƠI NGU LẤY TIẾNG

Người xem: 156

Chơi ngu lấy tiếng là thuật ngữ để gọi những người, thường là thanh thiếu niên, thích thể hiện mình bằng những trò đùa, trò chơi dại dột mà không lường trước hậu quả của nó.
Tuy nhiên, trên thực tế, còn có nhiều dạng “chơi ngu lấy tiếng” khác, đến từ những người không còn trẻ, thậm chí có vai vế trong xã hội, mà một trong những trò nguy hại nhất là việc xét lại – bôi nhọ – xuyên tạc lịch sử, chế giễu – cười cợt trên xương máu, sự hy sinh của những thế hệ đi trước. Đặc biệt, trong hoàn cảnh nước ta, một đất nước có lịch sử bi tráng, thường xuyên phải chịu đựng sự đau khổ của chiến tranh gây ra, thì vai trò của các anh hùng giải phóng dân tộc có một ảnh hưởng cực kỳ to lớn trong tâm thức nhân dân. Và thực tế, cơn ác mộng chiến tranh mới tạm thời rời xa đất nước ta vỏn vẹn hơn 20 năm nay, sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc đầu những năm 1990. Ấy vậy mà, trong những năm gần đây, không ít kẻ có chút chữ nghĩa, có chút địa vịa xã hội, lại ăn no rửng mỡ, thay vì nỗ lực chứng tỏ khả năng thực sự của mình lại chọn cách làm nổi mình bằng việc phun nọc độc vào lịch sử, vào các anh hùng dân tộc. Đáng tiếc, việc bộ thông tin truyền thông và báo Thanh niên xử lý kỷ luật một vị phó tổng thư ký tòa soạn báo này mới đây mới chỉ là một sự kiện hiếm hoi.

Này thì “sờ tút” dấu sắc!

Vốn lếu láo, phách lối, Mít Gấu thích đú với đám mất nết.
Đứa viết báo biến chất lướt web chém gió miết thứ thối hoắc.
Nó khoái chí thấy đám mất nết hứng thú với thứ mắt híp viết lách xách mé, xấc láo, khoác lác.
Nó thấy nó sáng chói khắp thế giới, tướng tá oách số dzách.
Lối xóm thấy thế tức nó lắm, bức xúc, mắng nhiếc, muốn đấm, muốn đá, muốn thiến phứt cái giống khốn kiếp đó.
Nó són đái, lấm lét, lén lút rút cái “tút dấu sắc” bố láo xuống.
Sếp báo nó khiếp lắm, đếch dám dấm dúi, dấu giếm nó giống lúc trước.
Sếp viết bố cáo tống khứ nó xuống cái ghế nó vốn nắm suốt.
Gấu sốc quá, mếu máo, nhắc sếp nhớ cái lúc đánh chén ấm áp, khắng khít.
Sếp nó lắc: Tớ đéo dám giúp chú giống lúc trước. Chú láo quá, khắp lối xóm ném đá sắp đến tớ.
Đến lúc đó, sếp lớn giới báo chí viết giấy xuống, bắt rút hết giấy cấp phép viết báo.
Gấu héo hắt, khóc lóc thống thiết, thấy hối tiếc, thấy dốt nát, hết dám phách lối với chém gió lếu láo.
Đám mất nết hắc ám rút hết, đếch tới giúp nó tí chút.
Vứt nó đó thút thít với cái kết khốn kiếp.

Sự kiện này đã làm dấy lên 2 luồng dư luận trên mạng xã hội: đông đảo ủng hộ (có tôi) & một nhóm người, như thường lệ, viện dẫn vào cái gọi là “tự do ngôn luận” để cho rằng việc xử lý nhân vật này là một hành động vi phạm quyền tự do ngôn luận hay như lời của ông Nguyễn Thông, một đồng nghiệp của Đỗ Hùng tại báo Thanh Niên là: “Đụng đến cụ Hồ, đến thần tượng của họ, đến cả Tuyên ngôn độc lập thì họ không thể tha. Chỉ trong 3 ngày từ khi Hùng đăng status lên Facebook, nhà chức việc có ngay quyết định kỷ luật cách chức Phó tổng thư ký tòa soạn, tước thẻ nhà báo, do đích thân thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông ký.”.

Qua những lời này, chúng ta có thể thấy được, ngay chính những người được coi là “hiểu rộng biết nhiều” như nhà báo, giảng viên đại học (ông Thông này từng là 1 giảng viên ĐH), thường hay “dụng chữ dạy người” cũng chẳng phân biệt nổi “tự do ngôn luận” với “quy tắc nghề nghiệp”, chẳng hiểu được quy trình xử lý sự việc theo quy định của pháp luật, thậm chí tự đặt mình ở bên rìa của dân tộc Việt, một dân tộc tôn trọng sự hiếu nghĩa, khi mà khẳng định “cụ Hồ, Tuyên ngôn độc lập” là “của họ” (tức chẳng phải của mình). Đó chẳng phải là một biểu hiện “chơi ngu lấy tiếng” kiểu trí thức đó sao?

Thứ nhất, việc Đỗ Hùng bị xử lý kỷ luật bởi báo Thanh Niên là việc nội bộ của tờ báo này và trong vai trò của một nhà báo, một nhân viên tòa soạn. Cụ thể các vi phạm là gì thì biên bản kỷ luật sẽ thể hiện, có điều chúng ta không được biết. Tuy nhiên, cho dù nguyên nhân của việc kỷ luật là phát biểu trên facebook của anh ta về CMT8, về chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp 2/9 vừa qua thì đó cũng chỉ là một giọt nước tràn ly sau rất nhiều những biểu hiện tương tự của anh ta trong quá khứ, mà như Nguyễn Thông cho biết là “mấy lần suýt toi”. Đó là những phát biểu lấc cấc xúc phạm vong linh của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lúc hàng triệu người dân Việt đang thương tiếc sự ra đi của Người; những bài viết xỏ xiên, xuyên tạc chế độ trên blog Mr. Đỗ hay loạt bài rất có vấn đề về sự kiện Hoàng Sa 1974 trên báo Thanh Niên mà chúng tôi đã nhiều lần phản bác trên trang web dlv.vn.

Với những hành động này, anh ta đã vi phạm hàng loạt những QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM do Hội nhà báo Việt Nam ban hành, trong đó có yêu cầu “Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Tương tự, là vi phạm Luật báo chí, các nghị định của chính phủ về báo chí và sử dụng internet / mạng xã hội. Còn trong vai trò là một con người, việc giễu cợt, xấc xược với tiền nhân, với người có công lao to lớn với đất nước như vậy, đi ngược lại với truyền thống hiếu nghĩa của dân tộc, thì anh ta có xứng đáng để đứng trong bộ máy tuyên truyền của nhà nước hay không? Vậy phải chăng, việc xử lý của báo Thanh Niên, đơn vị chủ quản, trong trường hợp này vẫn là sự trễ nải đáng ngạc nhiên? 

Thứ hai, việc ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của Đỗ Hùng của Bộ Thông tin truyền thông là căn cứ trên các quy định của pháp luật và có thể theo đề nghị của cơ quan chủ quản, báo Thanh niên, chứ không có gì đáng ngạc nhiên như ông Nguyễn Thông viết.

Theo Thông tư của Bộ Thông tin – Truyền thông số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007 “Hướng dẫn cấp đổi và thu hồi thẻ nhà báo”, quy định như sau:

9.1 Người được cấp Thẻ nhà báo bị thu hồi Thẻ nhà báo trong các trường hợp:
a) Bị cơ quan tố tụng quyết định khởi tố bị can;
b) Bị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc bị khiển trách hai lần liên tục trong hai năm;
c) Vi phạm các quy định về hoạt động nghiệp vụ báo chí, thông tin trên báo chí, sử dụng Thẻ nhà báo không đúng mục đích gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Bị kỷ luật buộc thôi việc tại cơ quan báo chí.
9.2. Cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí có trách nhiệm báo cáo với Bộ Văn hóa – Thông tin để ban hành các quyết định thu hồi Thẻ nhà báo đối với các trường hợp quy định tại điểm 8.1 và điểm 8.2 khoản 8 mục II của Thông tư này.

Như vậy, nếu như hoàn toàn theo quy định này thì ngoài việc bị miễn nhiệm chức phó tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, ông Đỗ Hùng nhiều khả năng còn bị cho thôi việc. Nhưng cũng có thể anh ta chỉ bị điều chuyển công tác và việc thu hồi thẻ nhà báo là một biện pháp kỷ luật bổ sung.

***

Như vậy, việc Đỗ Hùng bị báo Thanh Niên kỷ luật và bộ 4T thu hồi thẻ nhà báo chẳng liên quan gì đến cái gọi là “tự do ngôn luận” cả mà nó là một hậu quả của một quá trình vi phạm hàng loạt những quy định của nghề và của luật.

Ngay cả khi Đỗ Hùng trong vai trò là một công dân bình thường, không chịu sự điều chỉnh của Luật báo chí, quy định của nghề báo thì chuyện anh ta yêu ghét là vấn đề cá nhân, nhưng từ sự cảm tính của mình hay một mưu đồ riêng tư nào đó mà anh ta cố tình đưa ra những thông tin sai trái, xuyên tạc thì cũng là vi phạm những quy định pháp luật trong lĩnh vực thông tin. Chẳng hạn như Điều 5.nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về các hành vi bị cấm trong sử dụng internet và mạng xã hội, như:

1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tự do ngôn luận không có nghĩa là chiêu bài vạn năng cho những kẻ thích nói bậy, nói bạ, đơm điều đặt chuyện. Tự do ngôn luận hay bất cứ thứ tự do gì cũng phải dựa trên quyền tự do của người khác, và do đó được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật.

Chính vì tự cho mình có quyền tự do to hơn quyền tự do của người khác, các phóng viên của tòa soạn báo Charlie Hebdo tại Pháp đã phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình khi mặc sức phỉ báng niềm tin tôn giáo của người khác. Cũng chính vì ngày càng có nhiều kẻ thích “chơi ngu lấy tiếng” bằng cách “bắn súng lục vào quá khứ” nên tại Nga và Campuchia, chính quyền đã phải thông qua các đạo luật chống xuyên tạc lịch sử. Đáng tiếc rằng ở Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về việc này.

Việc một phó tổng thư ký tòa soạn báo Thanh niên, “diễn đàn của hội liên hiệp thanh niên Việt Nam” có những hành động đi ngược lại với truyền thống văn hóa của dân tộc đã bị dư luận phỉ nhổ và bị cơ quan có thẩm quyền xử lý thích đáng. Nhưng nếu một Đỗ Hùng “tự do” hay bất cứ những kẻ nào tương tự vẫn muốn “chơi ngu lấy tiếng” thì hãy nhớ rằng đường đến địa ngục, nếu có, hình thành từ chính những bước chân ta đi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *