SỰ NHẦM LẪN CỦA BÁO DÂN TRÍ VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN CHERNOBYL

Người xem: 505

Ngọc Anh

Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl Чернобыльская АЭС xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở thị trấn Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước cộng hoà Xô viết. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.

Vậy mà sao báo Dân Trí lại không biết đến sự kiện này? Tại sao các bạn có thể nhầm lẫn giữa nhà máy này với Nhà máy điện nguyên tử Krưm được nhỉ?

Ăn theo Dân Trí, báo Infonet còn đi xa hơn một chút khi viết rõ: “Dự án nhà máy hạt nhân Chernobyl vốn được xây dựng với hy vọng có thể cung cấp năng lượng cho toàn bộ bán đảo Crimea, đã phải đóng cửa vô thời hạn năm 1989, ba năm sau thảm họa hạt nhân kinh hoàng“.

Báo Đời sống & Pháp luật cách đây hơn 1 giờ còn đi xa thêm khi viết: “Theo RT, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl thuộc Trạm Năng lượng Nguyên tử Crimea được triển khai xây dựng từ năm 1975 với mục tiêu cung cấp năng lượng cho toàn bộ bán đảo Crimea. Nhà máy này nằm bên hồ Aqtas, phía đông Crimea“.

Báo Tiền phong cũng chả chịu lép khi bình loạn chắc như bắp trong bài với tít Hoang tàn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Crimea: “Đoạn video được quay bằng thiết bị bay không người lái, cho thấy toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, trong đó có các lò phản ứng chưa được xây dựng xong đã bị bỏ hoang cách đây 30 năm. Người ta có thể thấy trong đoạn video này toàn bộ khu vực các khối năng lượng và hệ thống làm mát từ trên cao“.

Báo Đất Việt cũng đăng bài Video cực hiếm lò phản ứng hạt nhân Chernobyl quay từ UAV với lời dẫn vô cùng “rùng rợn”(Khoa học) – Đoạn video ghi lại những hình ảnh cực hiếm của lò phản ứng trung tâm, nơi đã trở thành “cấm địa” trong gần 3 thập kỷ qua” nhưng sự “khôn ranh” ở chỗ tại phần cuối bài có chua thêm chữ: “theo Infonet”!

Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, dường như các vị không biết tiếng Nga và cũng chẳng hề có kiến thức xã hội? Một sự kiện lớn như sự kiện thảm họa hạt nhân Chernobyl Чернобыльская АЭС mà các vị không biết?

Đây là bài viết gốc với video clip của Kênh RT tại địa chỉ


Trong video clip này không hề có sự nhập nhằng giữa 2 Nhà máy điện nguyên tử. Vậy mà khi sang tay các vị nhà báo VN thì bỗng cả Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl Чернобыльская АЭС được các vị bê đi trên quãng đường gần ngàn ki lô mếch về đặt tại bán đảo Krưm?


Thưa các quý vị nhà báo: Thực tế, Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl Чернобыльская АЭС và Nhà máy điện hạt nhân Krưm Крымская АЭС là hai nhà máy hoàn toàn khác nhau, cách xa nhau gần ngàn ki lô mếch về mặt địa lý, về thời gian xây dựng cũng như công nghệ sử dụng. 


Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện thêm 14 năm sau thảm hoạ và chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của quốc tế. Một vùng cách ly có bán kính 30 km được thiết lập quanh Chernobyl và đây là một trong những điểm nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên hành tinh hiện nay.

Chernobyl vận hành bằng lò than chì RBMK, còn nhà máy điện hạt nhân Krưm, Крымская АЭС dùng lò nước nhẹ. 

Nhà máy điện hạt nhân Krưm chưa hoàn thành gần thị trấn Shelkino phía đông của bán đảo, việc xây dựng được bắt đầu vào năm 1975. Năm 1989, xây dựng bị dừng lại. Vì việc dừng Dự án khi còn đang xây dựng nên không có nhiên liệu hạt nhân nào được lưu trữ tại đây. Chính vì vậy, dù nó bị bỏ hoang song việc qua lại khu vực này không hề nguy hiểm cho con người. 

Từ năm 1995 đến năm 1999 khu vực Nhà máy điện nguyên tử Krưm được chọn làm địa điểm tổ chức Festivan âm nhạc quốc tế hàng năm mang tên “Cộng hòa KaZantip” (музыкальные фестивали «Республика КаZантип») với sự tham gia của hàng chục ngàn thành viên từ 12 nước khác nhau.

Nguồn: GoogleTienlang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *