Ông Nguyễn Thông khen hay chê ai là quyền của ông, người dân không quan tâm, nhưng mượn cớ bênh vực Đỗ Hùng để bỉ bôi những quyết định hành chính của Nhà nước đối với một cá nhân thuộc hệ thống của họ thì rất không nên. Và thậm chí xa hơn nữa, ông còn cổ súy cho tư tưởng của Đỗ Hùng.
Ông Thông viết thế này: “Hùng không chịu làm con cừu ngoan. Những lần người dân Sài Gòn biểu tình chống Trung Quốc khiêu khích trên biển Đông, Hùng luôn có mặt. Đi như thể không đi không được. Bị nhà chức việc và lãnh đạo cơ quan nhắc nhở, y cũng có lúc nín nhịn, nhưng rồi cái chất “lục vân tiên” trong con người y không chịu nằm yên. Mấy lần suýt toi, nhất là vụ đăng loạt bài về Hoàng Sa, về những người lính Việt Nam cộng hòa anh dũng chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa trên báo Thanh Niên điện tử, nhưng rồi cũng êm, bởi nếu xử lý Hùng thì “xấu chàng hổ ai”.“.
Xin nói với ông Thông, Đỗ Hùng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là không sai, và không có ai nhắc nhở ông ta về điều đó cả (Nếu có ông có thể cho chúng tôi thấy được không?). Việc này, một số người tỉnh táo đã nhận ra ngay rằng, anh ta lợi dụng biểu tình chống Trung Quốc, nhưng thực chất là chống chế độ.
Trên Facebook của mình, anh ta đăng một entry như sau: “Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa là phi pháp. OK. Nhưng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dùng vũ lực để thống nhất đất nước, liệu họ có đủ tư cách kế thừa chủ quyền hợp pháp tại Hoàng Sa?“.
Là người Việt Nam ông Nguyễn Thông nghĩ sao về câu nói này. Nếu ông đồng ý với câu nói này thì tôi sẽ không ngạc nhiên khi ông nói trong bài viết “có mấy cái mồm” trên blog của mình.
Người dân thông minh hơn ông Nguyễn Thông hay ông Đỗ Hùng tưởng nhiều, họ biết luận điệu “dùng vũ lực để thống nhất đất nước” về bản chất chính là những giọng điệu kêu gào “ngày mất nước”, “Việt Cộng xâm lăng cưỡng chiếm miền Nam” của những kẻ chống cộng cực đoan, những kẻ phục vụ dưới chế độ cũ đã cuống cuồng bỏ chạy trong ngày thống nhất đất nước, nhằm che dấu đi nỗi nhục của những người bại trận. Vậy ông Thông, ông Hùng đang đứng ở đâu khi tuyên bố như vậy?
Người tử tế chắc chắn sẽ không bao giờ xuyên tạc lịch sử dân tộc. Vậy nhưng Đỗ Hùng lại có thể tạo ra được những loạt bài về Hải chiến Hoàng Sa được đăng trên Thanh Niên Online. Một dạng phóng sự xuyên tạc lịch sử, dựa vào những tài liệu tâm lý chiến của chế độ cũ, dựa vào những lời tường thuật mơ hồ của một số nhân chứng để tôn vinh những kẻ trốn tránh trách nhiệm, phản bội đồng đội, thậm chí “cố tình bắn lạc” để tiêu diệt đồng đội nhằm che dấu tội ác dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc. Xuyên tạc lịch sử, đánh tráo khái niệm là tội ác không chỉ của ngày hôm nay mà còn về sau.
Lấy vỏ bọc nghề nghiệp để che dấu toan tính ma quỷ của mình thì đó là ác nghiệp.
Trong bài “Cờ vàng, cờ đỏ” trên blog anh ta viết: “Chẳng hạn, chúng ta hay nói rằng để vô hiệu hóa Công hàm Phạm Văn Đồng đối với vấn đề Biển Đông, Hà Nội cần công khai thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền Sài Gòn thời trước 1975, qua đó thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của chính quyền Sài Gòn đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng, sự thừa nhận đó cũng đồng nghĩa với việc phi nghĩa hóa hành động chiến tranh của chính quyền do Hà Nội lãnh đạo trong Chiến tranh Việt Nam“.
Ai cũng biết, người Việt ở khắp nơi trên thế giới đều chỉ có một lá cờ đỏ sao vàng đại diện cho một nước Việt Nam thống nhất từ lâu nay. Những ai không thừa nhận điều này chỉ bởi sự thù hằn còn ăn sâu trong tâm trí của họ, sự thù hằn khiến họ tự biến mình thành người không Tổ quốc. Ý kiến “Hà Nội cần công khai thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền Sài Gòn thời trước 1975, qua đó thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của chính quyền Sài Gòn đối với Hoàng Sa và Trường Sa nhằm vô hiệu hóa công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng” chưa bao giờ là cái “chúng ta hay nói” đâu ông Đỗ Hùng và ông Nguyễn Thông ạ. Người viết tin rằng, đó là những luận điệu nhằm đánh lận con đỏ con đen của Đỗ Hùng để thực hiện mưu đồ đen tối của ông ta mà thôi.
Người ta khó có thể nổi một phó tổng thư ký báo Thanh Niên lại có những nhận xét đầy tính hằn học, đố kỵ nhỏ nhen về cái chết của một vĩ nhân được nhân loại thừa nhận như đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngay trong lúc cả dân tộc đang khóc tiếc thương Người, thì chắc chắn đây không phải là một sự “khác biệt” mà là sự “dị biệt” của một tư cách đạo đức dị hợm. Không cần bình, chỉ cần đọc các bạn sẽ thấy tư cách của Đỗ Hùng mà ông Nguyễn Thông tung hô.
Với người Việt chân chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tinh hoa của dân tộc và Tuyên Ngôn Độc Lập là niềm tự hào của cả dân tộc này. Rõ ràng, Đỗ Hùng đã xúc phạm tới dân tộc và vì thế người dân Việt Nam sẽ không để anh ta nhởn nhơ thực hiện ý đồ đen tối của mình được.
Thay cho lời kết, xin mượn lời một nhà báo để hỏi: Nếu ông Nguyễn Thông không coi Tuyên ngôn độc lập là thiêng liêng thì ông coi thứ gì là tử tế?
P/s: Bài viết có sử dụng tư liệu của bạn bè
Tin cùng chuyên mục:
Cầu Ngọc Hồi: Tầm nhìn táo bạo cho tương lai Hà Nội
Minh bạch từ thiện: Khi niềm tin bị đặt dấu hỏi
Nguyên Thứ trưởng Nội vụ: Sáp nhập còn 38 tỉnh, thành như trước là phù hợp
Công an Hà Nội: Tiên phong trên hành trình tinh gọn bộ máy