LÝ LỊCH VÀ CHÍNH SÁCH

Người xem: 161

Nhắc chuyện lý lịch vào ngành Công An, sau năm 1975 có 3 thứ xảy đến với người trong hàng ngũ và con em của người trong hàng ngũ chế độ cũ.

Một là cải tạo. Trước khi quân giải phóng vào Sài Gòn, VNCH đã tuyên truyền về 1 cuộc tắm máu. Nhưng điều đó không xảy ra, vậy thì cải tạo là vượt quá sự mong đợi rồi còn đéo gì nữa?

Trong các cuộc cách mạng hoặc chiến tranh trên thế giới thường được kết thúc bằng những cuộc thanh trừng. Chuyện đó bình thường, người ta buộc phải loại bỏ những kẻ có tư tưởng chống đối để trừ hậu họa. Hoặc nhẹ hơn là thay đổi tư tưởng của những kẻ đó, tức là cải tạo.

Đặc biệt sau 1975, Việt Nam rất rối ren, giặc ngoài có TQ, Ponpot, nếu không bắt nhốt những kẻ có khả năng nổi loạn thì ngoài phá trong chống chịu gì thấu? Đứng về mặt quản lý đất nước, việc đó hoàn toàn đúng đắn.

Hai là thuyền nhân. Cũng giống như mấy bố bị đi cải tạo, các thuyền nhân người Việt vượt biên ra nước ngoài sau đó quay lại chửi bảo ở trong nước khổ quá nên phải vượt biện.

Thời đó cả nước khổ chứ riêng đéo gì ai, ở trong trại ăn bo bo thì ở ngoài được ăn thịt chắc? Đám vượt biên thì thấy đất nước nghèo, qua nước ngoài tìm cái sướng, chúng nó bỏ tổ quốc mà đi có ai bắt ép mà kêu la bị chết trên biển quá trời. Đéo có thương cảm bòi gì bọn đấy.

Chỉ có 1 loại thuyền nhân bị ép rời VN bằng các chính sách khác nhau đó là Hoa Kiều. Bọn này chiếm đa số trong các thuyền nhân. Không ép chúng nó đi lúc đấy chết với chúng nó rồi.

Ba là xét lý lịch. Là con em những người trong hàng ngũ chế độ cũ thì là một vết đen trên lý lịch khiến cho nhiều người không thể tiến thân, đặc biệt là vào trong các cơ quan nhà nước.

“Tôi liên quan gì đến bố tôi?” Hỏi ngược thế đéo đúng, mày là con bố mày chứ liên quan gì nữa. Chẳng có ai muốn biết về thằng con mà không quan tâm tìm hiểu về thằng bố cả.

70% bố tồi thì con tồi, vì gen vì môi trường trưởng thành…30% còn lại thằng con có thể khác với thằng bố, nhưng kẻ làm chính sách nguyên tắc bất di bất dịch là chữ “đa số”, “khả năng lớn”.

Theo thời gian thì vấn đề xét lý lịch đã thoải mái hơn rất nhiều. Còn ai đó chịu thiệt thòi vì chính sách này thì hãy nhớ chính sách sinh ra nhắm đến đa số, chứ không bao giờ là tất cả.

Nguồn: Kẻ du đãng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *