LẠI NÓI VỀ VĂN MINH OSIN

Người xem: 146

LâmTrực@

Trong bài “Đẳng cấp của một dân tộc“, kẻ vong nô Dương Hoài Linh  phịa ra 1 câu nói và gán nó vào miệng một người Hàn Quốc, nguyên văn như sau: “Tao không nghĩ nước mày đánh thắng mấy đế quốc to, tao nghĩ nước mày đã đuổi đi những nền văn minh của nhân loại“. Câu nói này được Osin Huy Đức nhai lại như một sự thật  nhằm gián tiếp “đấu tố” chính quyền. Đáng buồn là cả một lũ một lĩ những “trí thức” có tên tuổi cũng hùa theo tán thưởng. 

Thật vô phúc cho dân tộc nào phải nuôi báo cô lũ “trí thức” ấy.


Cần phải nói rằng, sẽ không có ai từ chối những giá trị văn minh của nhân loại, và sẽ chẳng có ai dại gì bỏ đi lợi ích của mình cũng như những mối lợi mà người khác đem lại. Người Việt biết tiếp thu những giá trị cao quý những cũng biết loại bỏ những thứ “văn minh” dã thú mọi rợ.

Trong clip bạn sẽ xem sau đây, rất có thể là thứ “văn minh” mà Osin Huy Đức tôn thờ.

Những hình ảnh trong clip này cho thấy, hai người phụ nữ Pháp kiều diễm trong váy áo trắng tinh khôi đứng trên hiên nhà vãi gạo như cách mà họ đã quen khi cho bồ câu ăn trên đường phố Paris. Phía dưới, những người dân mất nước, rách rưới và đói khát, họ khom người nhặt từng hạt gạo, những mong bữa ăn kế tiếp là món cháo trắng loãng hảo hạng mà mấy ngày mới lại có một lần.[Nam Văn].

Điều cần nói, những hành động được coi là văn minh kia diễn ra trong bối cảnh của những năm 1940 đến 1945 mà đỉnh điểm của nó là nạn đói lịch sử năm Ất Dậu làm hơn 2 triệu người bị chết vì đói.

Cần nhắc lại, tháng 3/1945, nạn đói lên đến đỉnh điểm, lũ lượt người ngược, kẻ xuôi chạy đói đến các thành phố lớn, họ bán cơ nghiệp để lấy tiền đi đường. Người dân Hà Nội khi ấy đã phát động Ngày cứu đói, lập trại tế bần phát cháo. Người sắp chết thì được đưa về trại Giáp Bát, còn người chết đói thì xác chất đầy xe bò đem đi “hất xuống hố như hất rác” tại nghĩa trang Hợp Thiện (Hai Bà Trưng).

Mục sư Lê Văn Thái, nguyên Hội trưởng Hội thánh Tin lành Việt Nam thời kỳ 1942-1960 viết lại: “Tôi thường nghe tiếng rên xiết của những người sắp chết, thấy những đống thịt quằn quại gần những xác chết, nơi này 5-3 xác chết, chỗ khác từng đống người sống nằm lẫn với người chết. Trên những đoàn xe bò đầy những xác chết, mỗi xe chỉ phủ một chiếc chiếu, trong những cái hầm mấy trăm xác chết mới lấp một lần. Một vài lá cải thối trong đống rác, một vài hột cơm đổ bên cạnh vò nước gạo thì họ kéo nhau từng lũ đến tranh cướp“.

Họ đi thành rặng dài bất tuyệt gồm cả gia đình, già lão có, trẻ con có, đàn ông có, đàn bà có, người nào người nấy rúm người dưới sự nghèo khổ, toàn thân lõa lồ, gầy guộc, giơ xương ra và run rẩy. Ngay cả đến những thiếu nữ tuổi dậy thì, đáng lẽ hết sức e thẹn cũng thế. Thỉnh thoảng họ dừng lại để vuốt mắt cho một người trong bọn họ đã ngã và không bao giờ dậy được nữa, hay để lột miếng giẻ rách không biết gọi là gì cho đúng hãy còn che thân người đó“, tác giả Vespy viết trong một bức thư vào tháng 4/1945.

Có phải vì thứ “văn minh” mà Huy Đức tiếc nuối mà ta có được bức tranh đó? 

Phải chăng, đó là chuẩn mực của văn minh nhân loại, đến từ chủng người thượng đẳng da trắng?


Và đây là một phần câu chuyện được chắt lọc từ hồi ký Kim Jin Sun.

Trong thời kì chiến tranh Việt Nam, chỉ tính từ 1965 đến 1973, quân đồng minh của Mỹ là Nam Triều Tiên đã gửi tổng cộng 300.000 lính tới Việt Nam với danh nghĩa “sự tự vệ của tự do trước xâm lược của chủ nghĩa cộng sản“.


Lịch sử giai đoạn này mặc dù vẫn nằm trong các hồ sơ mật và bị các bên tham chiến làm méo mó, nhưng vẫn không thể phủ nhận sự tàn ác kinh tởm của đội quân đánh thuê Nam Triều Tiên biệt danh ROK (là xử sở nền “văn minh” mà lũ “trí thức rởm” kia nuối tiếc) với nhân dân Việt Nam.


Trước hết, buộc lòng phải nhắc đến vụ thảm sát chấn động Bình Hoà vào 12/1966. Sử Việt ghi, lính Nam Triều Tiên đã thẳng tay tàn sát 430 thường dân, trong đó có hơn 200 phụ nữ, hơn 100 thiếu nhi tại năm địa điểm buồng đất nhà ông Trắp, hố bom Truông Đình, Dốc Rừng, Đồng Chồi Giữa, đám ruộng giếng xóm Cầu.

Ngày 26/ 2/1966 đã đi vào lịch sử của xã Bình An, tỉnh Bình Định như là một ngày đẫm máu nhất với sự kiện thảm khốc diễn ra tại thôn An Vinh. Lính Đại Hàn bằng những hành động tàn bạo nhất đã cướp đi mạng sống của 380 sinh mạng người Việt. Chúng hãm hiếp và giết chết phụ nữ bằng cách dùng lưỡi lê đâm vào cửa mình, thiêu sống những đứa trẻ đang co rúm khóc thét vì sợ hãi trên ngọn lửa hung tàn.

Tháng Giêng năm Mậu Thân 1968, tại một ngôi làng nhỏ mang cái tên hiền lành Hà My ven biển Quảng Nam, toàn bộ dân làng còn lại đã bị giết chết một cách tàn nhẫn cũng bởi lũ lính Nam Triều Tiên hung bạo.

Một tháng sau biến cố Hà My, một cuộc càn quét chung giữa lính Mỹ và Lính Nam Triều Tiên đã gây ra một thảm hoạ chiến tranh tàn khốc tại tỉnh Quảng Ngãi, sau được cả thế giới biết đến với cái tên Thảm sát Mỹ Lai.

Còn nhiều hơn thế những tội ác của những tên lính ngoại bang đối với người Việt Nam trên chính mảnh đất ngàn đời của họ. Tội ác của quân đội Mỹ có lẽ không ai không biết với hàng triệu người Việt đã chết bởi bom đạn Mỹ trong suốt những năm chiến tranh bi tráng này.

Chiến tranh đã đi qua 40 năm, lòng hận thù đã hết nhưng nỗi đau vẫn còn đó, vẫn hiện hữu trên từng nét mặt người Việt Nam. Những đứa con mất cha, những người vợ mất chồng, thậm chí những mái đầu bạc mất con vẫn đang sống trên chính nơi người thân họ đã nằm xuống.

Đó chính là thứ “văn minh” mà người Việt đã từ chối tiếp nhận thưa ông Huy Đức.


P/s: Ảnh được lấy từ Hồi ký Kim Jin Sun (Kim Jin Sun Memoir)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *