Chủ tịch Hồ Chí Minh và những xuyên tạc.
Hạ bệ hình ảnh Bác Hồ trong lòng dân là một trong những hoạt động “diễn biến hòa bình” then chốt của những kẻ chống đối và những thế lực đứng sau chúng.
Bọn này mà ở Kim Liên quê mình thì ăn tát mỏi tay. Dân quê mình không cần lý lẽ, đơn giản nếu có ai đó nói xấu Bác Hồ thì nó là thằng đáng ăn tát. Vậy thôi.
Mình từ trước giờ cũng ít khi phản biện những thứ dơ bẩn đó, vì không muốn biến “chủ đề không có tranh cãi” thành “chủ đề đang gây tranh cãi”. nhưng mà ngó qua ngó lại trên internet này nó nhan nhản, nên không nói không được.
Này nhân kỷ niệm Quốc Khánh, cũng là ngày mất của Người nên mình chấp bút đôi gạch đầu dòng.
1. “Nhật ký trong tù” không phải của Nguyễn Ái Quốc ?
Gặp thằng nào nói cái này, đừng bao giờ nhảy vào nói chuyện câu chữ với nó làm gì.
Chỉ cần biết rằng, tranh chấp tác quyền chỉ xảy ra khi có nhiều hơn 1 người tuyên bố mình là tác giả. Có ai nhận mình là tác giả của “Nhật ký trong tù” không?
Không phải hem? Vậy tác giả của Nhật ký trong tù là Nguyễn Ái Quốc. Không nói nhiều.
2. Nguyễn Ái Quốc thật đã chết ở TQ, người về Việt Nam làm chủ tịch là một người Tàu?
Trong bức ảnh Bác về thăm quê Kim Liên – Nam Đàn các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy Bác khoác vai một người phụ nữ mặc áo xám trắng và đi cùng dân làng.
Người phụ nữ ấy là hàng cố của mình, nhà ngay sát nhà cụ Hoàng Thị Loan mẹ Bác.
Nói thế để các bạn tự hỏi xem có ông TQ nào lại nói giọng Nghệ, thuộc từng hàng cây, ngọn cỏ và con người xứ Nghệ hay không?
Sự thật, khi ở TQ, đã có lần Nguyễn Ái Quốc được báo tử (theo kế của vị luật sư bạn Bác) để tránh sự ráo bắt của giặc.
3. Bác Hồ cũng có vợ?
Cái này đúng, Bác từng làm kết hôn giả với một phụ nữ ở TQ để giả thân phận hoạt động cách mạng.
Ngoài ra Bác không có người vợ đúng nghĩa nào cả.
4. Hồ Chí Minh không phải là “Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới”?
Để tôn vinh những cá nhân kiệt xuất, Unesco sẽ thông qua nghị quyết và có một buổi lễ để tôn vinh những cá nhân này vào các dịp kỷ niệm lớn như 100 năm, 200 năm ngày sinh …
Trường hợp của Ct HCM, tương tự với việc đã duyệt danh sách học sinh giỏi nhưng buổi lễ tổng kết lại không được diễn ra (Do tình hình chính trị thế giới lúc đó (1990) khiến Unesco bị áp lực trong việc tôn vinh 1 người cộng sản)
Tuy nhiên đã có nghị quyết thông qua, nghĩa là đã công nhận. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh mà Unesco dám công nhận một người Cộng Sản chứng tỏ Bác Hồ trong mắt họ cực kỳ kiệt xuất.
Nguyên văn trong nghị quyết, Unesco gọi Bác là “Great man of Culture”. Unesco là tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, nên chúng ta dịch thành “Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới” là không hề sai.
5. Hồ Chí Minh bán nước?
Cái này đã xưa cũ, lịch sử cũng đã trả lời. Đó là luận điệu của các đảng phái chống đối sau CMT8 khi mà trong tình cảnh bị bọn Tưởng Giới Thạch chèn ép, Bác đã đi Pháp và có những thỏa ước để đẩy lùi quân Tưởng.
Sau sự việc này Bác có nói một câu, mình chỉ nhớ mang máng đại ý là “Bác chỉ muốn có một căn nhà nho nhỏ, sớm chiều trông cây nuôi cá, nhưng vì việc nước phải đảm đương”.
Có thể nói áp lực dư luận lúc ấy đè lên vai Bác là rất lớn. Mình đọc đến đó cũng ứa nước mắt vì thương Người.
6. Hồ Chí Minh là độc tài tàn ác?
Một số trang mạng xếp Bác nước ngoài, xếp Bác Hồ vào danh sách những kẻ độc tài tàn ác, bên canh những Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông …
Có thể nói đó là những trang mạng chống Cộng thấy rõ. Một số trẻ trâu copy về ra rả như đúng rồi.
Kỳ thực con số người chết trong thống kê suốt thời gian Bác làm lãnh đạo để nói bác là độc tại là chúng nó thống kê nhưng người chết khi Pháp và Mỹ xâm lược.
7. Nguyễn Ái Quốc lên tàu kiếm sống chứ không phải “ra đi tìm đường cứu nước”?
Bác lên tàu từ cảng Nhà Rồng năm 1911, năm 1912 Bác đến đất Mỹ, trước tượng nữa thần tự do Bác viết: “Ánh sáng trên đầu thần Tự do tỏa khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự do thì người da đen bị chà đạp. Bao giờ người da đen mới được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?”.
Lúc đó Bác vẫn chỉ là anh thợ làm bánh ở khách sạn. Một người đi kiếm sống viết những lời đó để làm gì? Những năm tháng bôn ba của Bác, Bác đã từ chối nhiều cơ hội “làm giàu”, và chỉ có một hướng duy nhất đó là tìm thấy được phương cách để cứu lấy dân tộc.
8. Nguyễn Ái Quốc là người theo chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải là người Cộng Sản?
Luận điệu này không hẳn để bôi nhọ Bác, mà đơn giản là để tách ảnh hưởng của Bác ra khỏi hai chữ Cộng Sản nhằm giảm bớt lòng tin vào chính quyền hiện thời.
Bác Hồ là người theo chủ nghĩa dân tộc. Vì thế người ra đi tìm đường cứu nước và gặp được chủ nghĩa cộng sản, người áp dụng chủ nghĩa đó để giải phóng dân tộc.
Hâu như mọi người cộng sản ở Việt Nam, trước khi là cộng sản, họ đều là người theo chủ nghĩa dân tộc, sau khi đã là người cộng sản họ vẫn là người của chủ nghĩa dân tộc.
Chủ nghĩa cộng sản là lý tưởng là công cụ để họ mang lại lợi ích cho dân tộc. Ngược lại con đường mà họ chọn cho dân tộcc hính là cộng sản.
Hai thứ đó, không bao giờ tách biệt trong con người Bác cũng như Bác Tôn, Bác Duẩn …
KẾT LẠI:
Bác Hồ một đời vì dân vì nước, và dân cũng chưa thờ sai ai bao giờ. Vì vậy cố bôi nhọ xuyên tạc bằng những luận điệu dơ bẩn chỉ làm các bạn xa rời dòng chảy lịch sử và tương lai của đất nước hơn mà thôi.
Đừng đem những thứ tầm thường của mình mà đo lòng bậc thánh nhân. Bởi đá cuội làm sao biết mặt trời sáng vì đâu.
P/s: Mình xin lỗi tác giả vì không nhớ được tên. Có lẽ là FBer nào đó gốc Nghệ An.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga