Ong Bắp Cày
Nghe tin anh PV Thanh Tàu của báo Hà Nội Mới tố công an phường 11, Q. Gò Vấp đánh tại hiện trường vụ tai nạn, ngay tại trụ sở công an chị phẫn uất lắm. Mà nghe đâu anh bị hành hung trong khi đang “tác nghiệp” nữa cơ.
Anh Ngô Sơn – Phụ trách văn phòng đại diện báo Hà Nội Mới tại TP.HCM cho biết, vừa có báo cáo gửi Ban biên tập và Chi hội nhà báo báo Hà Nội Mới về vụ việc liên quan đến phóng viên (PV) Phạm Thanh Tàu của văn phòng trình báo bị công an P.11, Q.Gò Vấp, TP.HCM hành hung khi tác nghiệp tại hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra đêm 10/9. Anh cũng cho biết thêm, sẽ kiến nghị Ban biên tập báo Hà Nội Mới có ý kiến bằng văn bản đến Hội Nhà báo Việt Nam, Công an TP.HCM để làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm bên sai phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho PV.
Anh Ngô Sơn làm thế để bảo vệ nhân viên của mình và trên hết để bảo vệ nhà báo là đúng và chị ưng.
Căn cứ vào báo cáo của CA Phường và những câu trả lời của anh Trưởng CA Phường với PV báo chí, chị thấy có nhiều khả năng các anh công an đã làm đúng và không hề có chuyện hành hung phóng viên ở đây.
Ai cũng hiểu và có lẽ chỉ có anh PV Thanh Tàu là không hiểu, rằng khi có một vụ tai nạn giao thông, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và hiện trường vụ tai nạn, cơ quan công an sẽ phong tỏa để bảo vệ hiện trường. Việc phong tỏa hiện trường phục vụ cho công tác khám nghiệm và điều tra làm sáng tỏ bản chất vụ việc. Vì thế, sẽ không có ai được phép vào khu vực đang bị phong tỏa nếu không có nhiệm vụ.
Anh Thanh Tàu, theo mô tả của công an và ngay cả của những PV báo chí khác, đang trong tình trạng nồng nặc mùi rượu, thiếu kiểm soát, và có những lời lẽ, cử chỉ (hành động) lệch chuẩn, và nói thẳng ra là rất khó chấp nhận.
Khi được hỏi, anh Thanh Tàu trả lời là PV báo Hà Nội Mới, nhưng lại không xuất trình được thẻ nhà báo và ngay cả giấy giới thiệu cũng không có. Kết hợp với lời nói và thái độ của anh với công an và dân phòng, người ta không cho anh vào là đúng. Vì chống đối nên anh bị dẫn giải về trụ sở để giải quyết lại càng đúng.
Anh Trưởng CA Phường đã nói rõ: “Khi cán bộ công an hỏi, anh này không xuất trình được thẻ nhà báo, giấy giới thiệu của cơ quan báo chí… Do thanh niên này có mùi rượu bia, có những lời lẽ không đúng mực và để bảo vệ cho việc giải quyết hiện trường vụ tai nạn, cũng như tránh ùn tắc tại khu vực, cán bộ công an đã mời người này về cơ quan làm việc. Tôi khẳng định không có việc cán bộ công an đánh người thanh niên này“.
Các bạn có tin anh này lúc đó đang tác nghiệp không?
Chị thì không tin bởi anh Thanh Tàu không có thẻ nhà báo và cũng không xuất trình được giấy giới thiệu theo quy định của pháp luật, hơn nữa anh “tác nghiệp” bằng máy điện thoại và trong tình trạng say rượu. Sẽ chẳng có PV nào đi tác nghiệp bằng điện thoại di động và cũng sẽ chẳng có PV nào được phép uống rượu bia khi tác nghiệp cả.
Lưu ý là, anh PV khai báo rằng, anh “nhờ người thân chở đến hiện trường“. Trường hợp này phản ánh phương tiện đưa anh ta đến (xe máy) không phải là của anh ta. Như vậy, anh ta nói rằng giấy giới thiệu để ở cốp xe là không hợp lý. Bởi, trong lúc anh đang vội đi tác nghiệp, thông thường, giấy tờ anh sẽ cầm trên tay, hoặc nhét trong ví cắm mông để xuất trình cho thuận lợi.
Hãy đặt câu hỏi: Nếu chiếc xe máy là tài sản của anh ta và giấy tờ để trong cốp xe thì tại sao lại phải “nhờ người chở“? Phải chăng anh ta mất khả năng điều khiển xe hoặc say rượu như bên CA phản ánh?
Thực tế cho thấy, không có PV nào lại không biết đến nguyên tắc và quy trình tác nghiệp là phải mang được giấy tờ chứng minh mình là PV khi được yêu cầu xuất trình.
Làm gì có PV nào đi điều tra lại chưa biết mô tê sự việc ra sao đã xông vào chụp ảnh vụ tai nạn bằng máy điện thoại?
Làm gì có PV nào ngu tới mức không hiểu được quy định của pháp luật về bảo vệ hiện trường, có phỏng?
Một chi tiết quan trọng là anh Ngô Sơn nói rằng PV đi tác nghiệp có sự đồng ý của anh, nhưng chị tin đó là việc “Hợp thức hóa” sự có mặt củ anh Thanh Tàu ở hiện trường. Vì thời điểm PV nhận được tin báo về vụ TNGT là 21h00, vì tác nghiệp nhanh nên có lẽ anh Ngô Sơn cùng lắm là cho phép anh Thanh Tàu làm việc qua điện thoại chứ không có giấy tờ gì.
Các bạn có tin rằng sau khi nhận tin báo có vụ TNGT vào lúc 21h00, anh Thanh Tàu quay lại Tòa soạn để xin giấy giới thiệu và được anh Ngô Sơn đồng ý rồi mới đến hiện trường? Thật không thể tin nổi.
Mời các bạn xem bằng chứng của anh Thanh Tàu, gồm ảnh trên đầu bài viết và ảnh này.
Với nhiều năm kinh nghiệm bán nước trên tàu hỏa, được chứng kiến ti tỉ vụ oánh nhau trên giang hồ, chị tin vết xước này không phải là vết của dùi cui điện do công an dí vào. Nhìn kỹ, chị thấy đây là vết xước giống như bị móng tay cào. Bạn Chung Nguyên hài hước nói rằng, “nhiều khả năng không phải do roi điện mà là vết móng tay cào của mấy chị cave cuối dốc Xây“. Vết roi điện của CA là loại gậy dài, đầu tù sẽ không có khả năng gây ra vết xước như vậy. Nếu là roi điện, sẽ không có màu ố vàng như trong hình mà thay vào đó là vết lấm chấm kiểu sung huyết, nhưng trên hình ảnh mà PV Thanh Tàu cung cấp cho các báo lại hoàn toàn không có.
Riêng vết tím trên mắt trái của Thanh Tàu, chị nghĩ cần có bằng chứng rõ ràng để cung cấp cho công luận.
Một câu hỏi cuối cùng để bạn đọc kết luận sự việc: Anh Thanh Tàu khi được yêu cầu xuất trình giấy tờ, anh lục ví và chỉ đưa ra được cái gọi là “danh thiếp công tác“. Cái “danh thiếp công tác” này có đủ để chứng minh anh Thanh Tàu là phóng viên “đang tác nghiệp“?
********************************
Bổ sung: Bài báo trên Báo Giao thông: Luật sư vào cuộc…
http://www.baogiaothong.vn/luat-su-vao-cuoc-vu-phong-vien-bao-ha-noi-moi-to-bi-danh-d120424.html
Trích: “Tại buổi làm việc, Đại úy Nguyễn Văn Dũng, Phó trưởng công an phường 11 (người trực chỉ huy ngày 10/9) cho biết, Công an Phạm Minh Phúc được cử ra hiện trường bảo vệ vụ TNGT đêm 10/9. Theo báo cáo của ông Phúc thì anh Phạm Thanh Tàu không xuất trình được giấy tờ tác nghiệp, có mùi bia rượu, lời lẽ thái độ không chuẩn mực nên đã mời về phường. Anh Tàu có xuất trình danh thiếp nhưng đó không phải giấy tờ để chứng minh là nhà báo.
Cũng theo ông Dũng, khi tiếp xúc với anh Tàu tại công an phường (lúc vụ việc gần xong), không thấy dấu vết thương tích trên mặt. Trong bản tường trình, anh Tàu cũng không nói là mình bị đánh. Ông Dũng đề nghị báo cho biết các quy định khi phóng viên tác nghiệp.”.
Thiếu tá Nguyễn Tấn Đức, Trưởng Công an phường 11 nêu ý kiến: “Khi phóng viên đến hiện trường tác nghiệp có lực lượng bảo vệ hiện trường, có cần xuất trình các giấy tờ liên quan chứng minh là phóng viên và được sự đồng ý của lực lượng bảo vệ hiện trường thì mới được tác nghiệp“.
Trích tiếp: “Ông Sơn cũng yêu cầu phóng viên Tàu báo cáo rõ tại sao trong bản tường trình với Văn phòng, phóng viên này nói bị hành hung tại hiện trường và tại trụ sở Công an nhưng trong bản tường trình với cơ quan Công an đêm 10/9 lại không có nội dung này”.
Tin cùng chuyên mục:
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’
TikToker say rượu, đi ngược chiều, livestream thách thức CSGT khi bị kiểm tra
Không thể đổ lỗi cho đèn tín hiệu giao thông khi vi phạm luật