Mấy bữa trước, BBC, VOA, RFA, rồi cả Phạm Chí Dũng cũng oa oa lên rằng Bộ Công an khuyên Tạ Phong Tần đi Mỹ! Câu chuyện này làm cho người ta nhớ đến chuyện Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy trong câu chuyện đi Mỹ định cư và nếu như nhìn nhận những gì mà Vũ, Hải, Thành, Thủy đã làm, thì dường như đã có hẳn một “Quy trình” để sang Mỹ định cư.
Xem cái cách mà Vũ, Hải, Thành đi Mỹ thấy nó có nhiều điểm giống nhau theo một trật tự nhất định và tất nhiên để thành công, những người này phải đảm bảo được rằng, những gì họ làm, có thể dắt mũi được những tay sừng sỏ trong làng “dân chủ” ở Việt Nam và cả đám Việt Tân cũng như lũ chống cộng cực đoan.
Đầu tiên là các hoạt động có tín hiệu lệch chuẩn đơn lẻ, rồi dần dần tiến tới có tổ chức nhưng khoác thêm chiếc áo nhân quyền, tự do, dân chủ. Sau khi đã có tên trên mạng xã hội, họ đều mở rộng quan hệ với những đối tượng công khai chống chế độ cả trong và ngoài nước và bắt đầu nhận tiền tài trợ để tiếp tục chống phá, và đánh bóng tên tuổi, câu nhử các tổ chức chống phá Việt Nam, đặc biệt là lôi kéo sự quan tâm của Mỹ.
Khi đến một giới hạn nhất định, họ (hình như) cố tình chống phá một cách công khai bằng các bài viết trên mạng để “được bị bắt” nhằm thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước Mỹ. Có một sự trùng hợp kỳ lạ, những hành vi chống phá của họ dù thể hiện như thế nào thì họ cũng rất thích bị bắt theo điều 258.
Sau khi họ bị bắt, tất nhiên những chiếc loa “dân chủ” khác sẽ tru tréo lên rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền, và rằng những người bị bắt là vô tội. Sau khi tòa án xét xử, họ rùm beng lên rằng công an ngược đãi tù nhân.
Tại nhà tù, họ tiếp tục quậy phá qua các chiêu trò bắt bẻ câu chữ trong các quy định của pháp luật để được các tù nhân khác và cả những kẻ thăm nuôi, tiếp tế biết đến “thành tích” của mình. Đây mới chỉ là bước khởi đầu cho kế hoạch “được đi Mỹ” của họ.
Bước kế tiếp, thông qua những người thăm nuôi, họ loan tin “Mất tay” như trường hợp của Nguyễn văn Hải (Điếu Cày); bị “liệt chân tay” như trường hợp của Bùi Kim Thành; bị bệnh nặng cần được chữa trị gấp như Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải; bị u đùi cần phải mổ như trường hợp Tạ Phong Tần…hòng kiếm thêm những giọt nước mắt của các tổ chức quốc tế và đặc biệt là lũ nghị sĩ háo danh tại Mỹ.
Sau khi đã lôi kéo được sự chú ý, bước tiếp theo sẽ là chiêu “Tuyệt Thực” trong tù. Để thực hiện chiêu này, các tù nhân cần có một sự lưu manh không hề nhỏ trong việc ăn uống và sử dụng câu từ trong phát ngôn để chuyển thông điệp ra ngoài. Bọn ở ngoài sẽ nhận tin, xào nấu, thêm gia vị cho mùi mẫn và đưa lên mạng xã hội. Tại đây, chúng động viên nhau chia sẻ tới các đài báo chống Việt Nam như BBC, VOA, FRA, RFI và các trang mạng chống phá. Vậy là cả thế giới hiểu là họ đang tuyệt thực.
Một trong các tiểu xảo của chúng bị phách vị là thời điểm để “tuyệt thực” thường gần gũi với những sự kiện ngoại giao, hoặc các sự kiện quốc tế để tìm kiếm sức ép ngoại giao về phía nhà nước.
Để mùi mẫn hơn, những người tuyên bố “tuyệt thực” sau sẽ kéo dài hơn số ngày “tuyệt thực” so với người đi trước tới mức cận kề với cái chết để tìm kiếm sự trợ giúp khẩn cấp.
Tất nhiên, các vở kịch “tuyệt thực” ấy đều bị phanh phui bởi ánh sáng của sự thật.
Cho dù vậy, chiêu “tuyệt thực” thường được gắn với chiêu “bệnh nặng” cần phải chữa trị ngay đã tỏ ra có tác dụng. Trường hợp của Cù Huy Hà Vũ, LS Bùi Kim Thành, Nguyễn Văn Hải, Trần Khải Thanh Thủy đã chứng tỏ điều đó.
Thời gian này, các tù nhân đều thông qua người thân của mình để liên lạc với phía Mỹ và gửi đơn xin tị nạn chính trị vì lý do chữa bệnh. Phía Mỹ trên thực tế cũng rất muốn lợi dụng điều này để đánh bóng tên tuổi với thế giới về thành tích nhân quyền của mình, và mặt khác, lại thông qua đây để gây sức ép ngoại giao với Việt Nam.
Vì thế, chỉ một thời gian ngắn sau đó, phía Mỹ sẽ cử đại diện, xin vào trại và “tiếp xúc” với tù nhân. Đây chính là cơ hội vàng cho những kẻ muốn đi Mỹ trình bày lý do muốn đi Mỹ. Nếu đáp ứng được các điều kiện của phía Mỹ, và được phía Việt Nam đồng ý, họ sẽ sang Mỹ vào một ngày nào đó.
Trở lại câu chuyện của Tạ Phong Tần, trong thời gian ở tù, đã có tin thị tuyệt thực từ 13/5/15 đến 4/6/15. Tin này làm giới dân chủ cuội và ngay cả ngoại trưởng Mỹ cũng tỏ ra quan tâm và thậm chí đòi thả, nhưng thật ra thị không hề tuyệt thực như Tạ Minh Tú laon báo. Tất nhiên phía Mỹ mới chỉ đòi thả chứ chưa thể đưa Tần đi Mỹ.
Để được đi Mỹ, ngày 12/8/2015, Tạ Minh Tú là em gái của Tần đã đến trại giam số 5 Thanh Hóa sau đó thông báo với báo chí rằng “sức khỏe của Tần rất yếu, có khối u lớn ở đùi và nếu như tình trạng này kéo dài thì phải mổ”.
Tú tung tin có 3 người tự xưng là ở bộ công an xuống làm việc, đồng thời đặt vấn đề hỏi chị có muốn định cư ở Mỹ không? Nếu muốn, chị Tần phải làm “đơn xin’’ thì họ sẽ “giúp đỡ”. Liệu có chuyện này thật hay không thì ta chưa thể kiểm chứng, nhưng ít nhất nó cho thấy ước vọng muốn sang Mỹ của Tạ Phong Tần.
Vậy đã khá rõ, tín hiệu muốn đi Mỹ đã được phát đi, và phần việc còn lại là phía Mỹ sẽ giải quyết.
Phân tích dưới khía cạnh tâm lý, nếu Tần công khai xin đi Mỹ thì có thể thị cảm thấy “nhục” nên mới phải ỡm ờ một câu rằng thị không có lỗi nên không viết đơn, và rằng “trừ phi đại diện phía Mỹ trao yêu cầu này trực tiếp đến chị tôi hoặc người nhà”. Đó chính là tín hiệu muốn chính Mỹ “xin” cho thị đi chứ thị có muốn đi đâu?
Tất nhiên đây là thông tin bất lợi cho việc hiện thực hóa giấc mơ Mỹ của Tạ Phong Tần, bởi đám Việt Tân và lũ chống cộng cực đoan, cùng các fan của Tần sẽ không dám giơ mặt ra để vận động cho thị được đi Mỹ.
Từ những vụ việc nêu trên, có vẻ như đã có một “Quy trình” nhất định để đám cơ hội chính trị được đi Mỹ định cư. Nếu điều này là một thực tế thì đó là sự nhạo báng với cái gọi là làng dân chủ ở Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga