Không biết thực hư thế nào, nhưng cái cách mà BBC loan tin cũng giống hệt như trang Việt Nam Thời Báo (VNTB) của Phạm Chí Dũng. Nó mập mờ, thiếu minh chứng mặc dù vẫn thông báo như đúng rồi rằng công an đang muốn “mời” Tạ Phong Tần sang Mỹ định cư.
Hóa ra công an Việt Nam quyền lực ghê gớm, đến chuyện khó như lên cung trăng cũng có thể làm được. Trong câu chuyện này của BBC, nếu như Tạ Phong Tần muốn định cư ở Mỹ là công an có thể đáp ứng.
Câu chuyện trên BBC nếu có thật, thì nó chỉ chứng tỏ 1 điều duy nhất, là người ta không muốn nhìn thấy Tạ Phong Tần làm những việc phản bội lại lợi ích dân tộc mà thôi. Nói một cách dân dã, người ta muốn tránh Tạ Phong Tần như tránh hủi.
Theo như BBC và VNTB, ngày 12/8/2015, Tạ Minh Tú đã đến trại giam số 5 Thanh Hóa thăm chị gái là Tạ Phong Tần và rất ngạc nhiên khi không phải chờ lâu đã được gặp. BBC dẫn lời Tú, sức khỏe của Tần rất yếu, có khối u lớn ở đùi và nếu như tình trạng này kéo dài thì phải mổ. Đặc biệt, BBC mô tả qua lời kể của Tú rằng, có 3 người tự xưng là ở bộ công an xuống làm việc, đồng thời đặt vấn đề hỏi chị có muốn định cư ở Mỹ không? Nếu muốn, chị Tần phải làm “đơn xin’’ thì họ sẽ “giúp đỡ”. Rồi Tần trả lời: “Tôi không có lỗi, cho nên tôi không cần phải xin gì cả. Chính cái chế độ này mới cần phải xin lỗi tôi mới đúng”.
Thực hư như thế nào hồi sau sẽ rõ, nhưng xem ra cô Tần cũng không hơn Lê Anh Hùng là mấy về mặt tâm thần. Nếu câu chuyện kia là đúng, thì cách trả lời của Tần hoặc người dẫn lại câu hỏi và câu trả lời kia là có vấn đề về não trạng.
Đọc qua chi tiết mà Tú kể lại cho BBC đã thấy sự vô lý. Công an hỏi một đằng, còn Tạ Phong Tần lại trả lời một nẻo. Công an hỏi: “chị có muốn định cư ở Mỹ không? Nếu muốn, chị Tần phải làm đơn xin thì họ sẽ giúp đỡ”, nhưng câu trả lời lại là: “Tôi không có lỗi, cho nên tôi không cần phải xin gì cả. Chính cái chế độ này mới cần phải xin lỗi tôi mới đúng”.
Có lẽ chỉ có BBC mới có thể nhầm lẫn một “Đơn xin định cư ở Hoa Kỳ” với việc “xin lỗi” của Tạ Phong Tần. Sự nhầm nhọt này chứng tỏ não trạng thù địch của BBC và các thể loại báo chí tương tự đối với Việt Nam.
Cũng trong bài viết này, Tạ Minh Tú nói với BBC: “Chị tôi khẳng định với họ rằng mình không có tội mà phải xin. Trừ phi đại diện phía Mỹ trao yêu cầu này trực tiếp đến chị tôi hoặc người nhà“. và Tú đã nói với Tần: “không cần làm đơn, họ cũng tống cổ chị đi giống như anh Điếu Cày sớm thôi!“.
He he, đọc qua là biết Tần muốn được qua Mỹ “mổ cục thịt thừa ở đùi” như người tình Nguyễn Văn Hải Điếu Cày đã áp dụng chiêu “sang Mỹ chữa bệnh“, nhưng lại làm bộ làm dạng nhằm lấy số.
Rất tiếc, thông tin này chưa thể kiểm chứng bởi nó được cung cấp bởi Tạ Minh Tú, được “chuyển ngữ” qua lời Phạm Chí Dũng và BBC. Hiện chứ có bất kể thông tin phản hồi nào từ phía Mỹ, và chính Tạ Minh Tú cũng xác nhận rằng, chưa có bất kỳ người thuộc Tổng lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Hoa Kỳ liên hệ gia đình về việc này.
Tạ Phong Tần sinh năm 1968 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Tần đã có thời gian công tác tại ngành công an, sau bị buộc thôi việc vì vi phạm kỷ luật, rồi chuyển sang công tác tại Sở Thương mại Du lịch của tỉnh Bạc Liêu. Tại đây, do mâu thuẫn cá nhân, thị đã viết bài vu cáo, bôi xấu đồng nghiệp. Dù đã bị nhắc nhở, phê bình và kiểm điểm nhiều lần nhưng thị vẫn chứng nào tật nấy và cuối năm 2006 thị bị đuổi việc.
Thời gian cầu bơ cầu bất, thị gặp Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày và được Hải dung nạp và họ trở thành “cặp đôi bất hảo” tham gia các hoạt động chống phá nhà nước trên các trang mạng xã hội. Rất nhanh, từ một kẻ lang thang thị trở thành một nhân vật chống phá nhà nước quyết liệt và viết bài đã trở thành nguồn sống nuôi thị.
Tại cơ quan công an, Tạ Phong Tần khai: “Nhiều lần viết bài, trả lời phỏng vấn của báo, đài nước ngoài. Nội dung nói xấu ngành Công an, nói xấu Nhà nước”. Thị cũng thừa nhận rằng, vào tháng 3/2009 đã trả lời phỏng vấn PV Anh Trinh, của Đài Hoa mai, thuộc đảng Vì dân; trả lời phỏng vấn của PV Bảo Khánh của Đài Sydney Radio (của tổ chức khủng bố Việt Tân ở Australia); trả lời phỏng vấn PV Hoàng Hà của Đài Chân trời mới (Một tổ chức của Việt Tân). Những nội dung trả lời phỏng vấn đều được dàn dựng nhằm thóa mạ chính quyền và bôi nhọ chế độ.
Chính thị cũng khai: “Tính đến tháng 5/2009, tôi đã viết 864 bài trên blog Công lý – Sự thật. Viết và trả lời cho các đài phát thanh BBC, RFI, RFA trên 100 bài. Cứ mỗi bài, BBC trả tôi 28 bảng Anh (khoảng 40 USD). Tổng cộng từ năm 2007 đến nay, tôi đã nhận được gần 15.000 USD từ nhiều báo, đài như vừa kể…“.
Thực tế, ai cũng biết, Tạ Phong Tần là “con bài” của đám chống cộng ở trong và ngoài nước trong chính sách “nhân quyền” của Mỹ và phương Tây nhằm can thiệp công việc nội bộ Việt Nam. Thực tế cho thấy, mọi hoạt động chống phá nhà nước của Tạ Phong Tần và đồng bọn đều nằm trong kịch bản lợi dụng quyền “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”, gây bất ổn chính trị ở Việt Nam của các thế lực thù địch chống Việt Nam.
Với những gì thị đã làm, ngày 25/9/2012, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Tạ Phong Tần và hai bị cáo đồng phạm Nguyễn Văn Hải (blogger “Điếu cày”), Phan Thanh Hải (blogger “Ba Sài Gòn”) trong vụ án tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88, Bộ luật hình sự). Tại phiên tòa, Tạ Phong Tần bị tòa tuyên phạt 10 năm tù giam. Phiên tòa phúc thẩm sau đó, ngày 28/12/2012, sau một ngày xét xử, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh quyết định giữ nguyên phán quyết bản án sở thẩm đã tuyên đối với Tạ Phong Tần. Tội trạng, bản án với Tạ Phong Tần là nghiêm minh, đúng pháp luật.
Trở lại bài viết, nếu tin của BBC từ Tạ Minh Tú là đúng sự thật, và nếu Tạ Phong Tần “được” đi Mỹ định cư, gia nhập vào đội ngũ của LS tâm thần Bùi Kim Thành, nhà veo Trần Khải Thanh Thủy, vĩ nhân Cù Huy Hà Vũ và “người tình trăm năm” Nguyễn Văn Hải, thì đó sẽ là tin vui đối với người Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục:
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’
TikToker say rượu, đi ngược chiều, livestream thách thức CSGT khi bị kiểm tra
Không thể đổ lỗi cho đèn tín hiệu giao thông khi vi phạm luật
Đồng Nai: Khởi tố hai đối tượng lợi dụng quyền tự do dân chủ để xuyên tạc, xâm phạm lợi ích quốc gia