Sự thật về tuyên truyền và hội chứng a dua, bầy đàn

Người xem: 136

Khoai@

Ngày càng chán đọc facebook. Những FB cực đoan xưa nay thì không nói làm gì, nhưng đang ngày càng xuất hiện thêm những cái đầu mang danh “trí thức” hay “yêu nước” nói năng rất loạn xì ngầu.

Thay vì phân tích lợi hại của những dự án, hoạch định có liên quan đến Trung Quốc hay vạch mặt tham nhũng thì lại thi nhau loan lại những gì mà họ cho là “sự thật” như “Nguyễn Ái Quốc đã chết năm 1932“, Lê Văn Tám là câu chuyện dối trá v.v…

Với những người chịu khó tìm hiểu và biết tư duy thì khỏi cần giải thích thêm về câu chuyện “Nguyễn Ái Quốc đã chết 1932” với mục đích khẳng định Hồ Chí Minh là người Tàu của những người Việt chống cộng.

Nhưng riêng câu chuyện Lê Văn Tám thì GS Trần Huy Liệu có đoạn nói thế này: “Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10 – 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã “dựng” lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét.”

Thế nhưng BBC đã loan tin ngay sau đó và bình luận rằng: “Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng.

Và thế là người ta thi nhau share, bình luận đầy ác ý, trong đó có cả những kẻ mang danh “trí thức“, cho rằng “Cộng sản tuyên truyền dối trá, bịp bợm“.

Cá nhân tôi cho rằng, trong chiến tranh bên nào cũng tìm mọi cách để thắng đối phương và bên nào cũng tuyên truyền theo cách của mình.

Thời cai trị Việt Nam 80 năm thì người Pháp cho rằng, sang Việt Nam là để “khai hóa văn minh“, trong khi những villa biệt thự, công sở, nhà hát, nhà thờ, bệnh viện, trường học v.v…được xây lên không ngoài mục đích là phục vụ cho chính người Pháp và những người Việt làm việc hoặc cầm súng cho họ để bắn lại người Việt. Còn lại 90 % dân Việt Nam thì è cổ làm phu xe hoặc chết đói, chết rét tại các đồn điền, hầm mỏ…mà người Pháp khai thác để đem về làm giàu cho chính quốc !

Thời kỳ can thiệp vào Chiến tranh Việt Nam người Mỹ cũng tuyên truyền cho dân Mỹ rằng họ đang “ngăn chặn làn sóng đỏ ở Đông Nam Á“, trong khi chính họ lại thân chinh sang Bắc Kinh, thủ đô của 1 quốc gia đỏ nhất Đông Nam Á để bàn cách chia rẽ và làm suy kiệt người Việt Nam, để dễ bề tranh nhau ngôi vị làm bá chủ Đông Nam Á !Cò

n chính quyền người Việt ở miền Nam Việt Nam là Việt Nam Cộng Hòa thì cũng chẳng kém cạnh gì. Hẳn 1 đài phát thanh “gươm thiêng ái quốc” tối nào cũng qua BBC phát đi những bản nhạc thê lương ru ngủ và liệt kê danh sách các tử sĩ Bắc Việt trong đó có 1 số vẫn sống nhăn vì hèn nhát hoặc bị bắt nhưng ko chịu nổi tra tấn mà chiêu hồi. Đặc sắc nhất là các khoản “7 tên Việt cộng leo 1 cành đu đủ không gãy”; Việt cộng mọc đuôi sau đít”; “Việt cộng ăn gan uống máu”; “Việt cộng sẽ tắm máu khi vào đến Sài Gòn” v.v..Như vậy thì tuyên

truyền không phải chỉ có một mình cộng sản mà có ở “mọi bên“, không chỉ người Việt mà cả người nước ngoài. Nhưng tuyên truyền sao cho có hiệu quả thì lại là một vấn đề. Vì cuối cùng cộng sản Việt Nam đã thắng, thắng cả Pháp, Mỹ lẫn Việt Nam Cộng Hòa.N

hững “sự thật” được nhắc đến suốt 40 năm qua ấy lại đang quay lại, sốt sồn sột trên mạng, ngay sau khi Mỹ bắt tay cộng sản Việt Nam rất chặt, rất thân thiện ngay tại Lầu năm góc !

Nói thật lòng, tôi không thất vọng vì những stt đang rao giảng “sự thật” bằng những cái like, còm ồn ã của không ít người có trong list bạn bè tôi đang hâm mộ các “trí thứ” siêu việt ấy, bởi họ đã lười đọc, lười suy nghĩ lại sẵn tính a dua, bầy đàn.

Từ GoogleTienlang: Lê Văn Tám và câu chuyện xuyên tạc lịch sử của GS Phan Huy Lê.

Lời dẫn: Theo phân tích của bạn đọc trang Google.tienlang, chúng tôi cho rằng chính ông GS sử học Phan Huy Lê đã xuyên tạc lịch sử khi kể rằng ông Trần Huy Liệu đã “tiết lộ” với ông xung quanh câu chuyện Lê Văn Tám. Tưởng như chuyện này đã rõ khi chính ông GS Phan Huy Lê bốn năm sau đã phải tự đính chính lời phát biểu hồ đồ của mình, vậy mà đến giờ, nhiều người vẫn nghĩ rằng câu chuyện Lê Văn Tám là “điển hình cho sự tuyên truyền của Cộng Sản Việt Nam!” Theo yêu cầu của bạn đọc, Google.tienlang xin trở lại câu chuyện này bằng các ý kiến thảo luận của bạn đọc và yêu cầu ông Phan Huy Lê có lời xin lỗi, đính chính thật rõ ràng trên công luận….

Nguyễn Thành Phúc 19:33 Ngày 09 tháng 10 năm 2014
Vừa mới giành được độc lập, chính quyền non trẻ, bộ máy nhà nước còn đơn sơ, cơ quan báo chí hay nghiên cứu còn sơ sài, vậy mà giặc Pháp quay trở lại, tiếng súng Nam Bộ lại phải nổ. Trong hoàn cảnh chiến tranh như vậy, có thể những trận đánh ngay cả sau khi xảy ra rồi cũng phải bí mật đơn vị, tên tuổi. Ngay đến thời đánh Mỹ, cơ quan báo chí phát triển thêm, phóng viên có mặt ở chiến trường nhưng nhiều trường hợp các chiến công cũng phải công bố là đơn vị X, Y, Z nào đó hoặc đồng chí A, B, C….chứ không thể nói rõ.

Nhiệm vụ của các nhà sử học, đặc biệt là khi đất nước thanh bình thì phải tìm hiểu những chứng cứ xác thực để đưa các sự kiện về đúng vị trí. Tại sao ông Trần Huy Liệu, ông Phan Huy Lê không làm khi đất nước đã hòa bình?

Tôi không nghĩ ông Trần Huy Liệu nói với ông Phan Huy Lê những điều đó. Đây là chuyện ông bịa ra.

Xin trích Báo Người Việt- tờ báo của bọn cờ vàng Cali trong bài báo ra ngày 20.3.2005: “Giáo sư Phan Huy Lê: Nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật”.

“Tại một cuộc họp của hãng phim truyền hình Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ: “Nhân vật lịch sử ‘anh hùng Lê Văn Tám’ hoàn toàn không có thật!” Ông cũng khẳng định lại điều này trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Người Việt.

Cuộc họp tại Hà Nội, trong đó có mặt một số phóng viên báo chí, nhằm thông báo rằng trong năm 2005, hãng phim truyền hình Việt Nam (thuộc đài truyền hình VN) sẽ thực hiện chương trình sản xuất 100 tập phim hoạt hình nội dung lịch sử dân tộc Việt Nam. Giáo sư Phan Huy Lê, hiện là Chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, là một trong hai nhà sử học được mời dự cùng với nhà sử học Dương Trung Quốc.

Trong phần phát biểu về tính chân thực của các nhân vật lịch sử, đột nhiên giáo sư Phan Huy Lê “nhớ lại”: “Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền (sau cách mạng tháng Tám 1945, Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền và cổ động), anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè”.

Giáo sư Phan Huy Lê nói thêm về lời nhắn gửi của ông Trần Huy Liệu: “Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: “Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa.”

——
Bài báo này hiện nay không còn trên báo Người Việt nhưng còn lưu trên rất nhiều trang báo/diễn đàn/blog khác nhau, ví dụ ở Đây. Trên trang wiki còn lưu một đoạn:

“Lê Văn Tám:

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_T%C3%A1m

Trong một cuộc họp báo [[]][liên kết hỏng] vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê nhớ lại: “Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền (sau Cách mạng tháng Tám 1945, Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động), anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè.[..] Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: “Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa” – Phan Huy Lê,

Tôi cho rằng ông Phan Huy Lê bịa ra câu chuyện này vì các lẽ sau đây:

Thứ nhất: Ông Trần Huy Liệu là một nhà sử học đáng kính. Theo những lời trích dẫn trên từ báo Người Việt thì khi đó- tức năm 2005- ông Phan Huy Lê cho rằng nhân vật và sự kiện Lê Văn Tám là HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ THẬT, mà chỉ là do ông Liệu DỰNG lên.

Vâng, giả sử có chuyện đó thì tại sao ông Phan Huy Liệu- một nhà sử học đáng kính không thể thận trọng viết lại cho rõ bằng một quyển sách hoặc ít ra là một bài báo với bút tích của ông? Nếu vì thời điểm chưa tiện công bố thì ông Liệu hoàn toàn có thể để lại di chúc cho gia đình hoặc cho Viện sử học- nơi ông làm việc cho đến khi nhắm mắt- với lời dặn khi nào có điều kiện thì công bố? Một nhà sử học thường thận trọng chứ một sự việc quan trọng như thế không thể dặn miệng.

Thứ hai: Theo lời ông ông Phan Huy Lê trong đoạn trích trên thì thời điểm mà ông Trần Huy Liệu dặn ông Lê là lúc “Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê văn Tám”

Ta biết sự kiện Lê Văn Tám đánh kho xăng/đạn Thị Nghè là tháng 10/1945. Ta cũng biết ông Phan Huy Lê sinh năm 1934. Vậy thời điểm ông Trần Huy Liệu “sáng tác” ra Lê V Tám thì ông Lê còn là một cậu bé con 11 tuổi. Ông Liệu quê Nam Định, ông Lê quê Hà Tĩnh nên chắc chắn không có quan hệ huyết thống, họ hàng gì cả. Vậy thì nguyên do gì khiến một Bộ trưởng trong lúc nước sôi lửa bỏng phải về tận Hà Tĩnh “tâm sự” câu chuyện quan trọng như vậy với một cậu bé con 11 tuổi?

3-Thứ ba: Sau khi phát biểu ở cuộc họp cuối tháng 2/2005 và bị mọi người chỉ ra cái vô lý như trên, trên Tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009 ông Phan Huy Lê thay đổi thời điểm ông Liệu DẶN:

“GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại. Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủtrì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Ủy banKhoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng.”

Giải thích này cũng rất vô lý vì nếu có một câu chuyện quan trọng như thế thì ông Trần Huy Liệu, nếu không “viết” và nếu cần Dặn thì sao không Dặn những người khả tín, ví dụ như Nhà sử học Đào Duy Anh- người kế nhiệm GS Trần Huy Liệu làm viện trưởng viện sử học hoặc một người khả kính nào đó? Mà lại đi Dặn một giáo viên quèn và còn quá trẻ – ngoài đôi mươi?

Thứ tư: Tại thời điểm năm 2005, như trích dẫn trên báo Người Việt, ông Phan Huy Lê khẳng định như tít bài báo “Nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật”.

Thế nhưng, sau khi có nhiều người viết báo công khai chỉ trích, thì 4 năm sau, tại bài báo trên tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009 ông Phan Huy Lê thay đổi:

“Điểm lại những tư liệu đã thu thập được thì càng thấy rõ, trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sĩ tẩm xăng thời đó, GS Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng “ngọn đuốc sống” gắn với tên tuổi thiếu niên Lê Văn Tám.”

Kết luận của Google.tienlang:

Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bác Nguyễn Thành Phúc: “Nhiệm vụ của các nhà sử học, đặc biệt là khi đất nước thanh bình thì phải tìm hiểu những chứng cứ xác thực để đưa các sự kiện về đúng vị trí. Tại sao ông Trần Huy Liệu, ông Phan Huy Lê không làm khi đất nước đã hòa bình?”

Không những vậy, ông Phan Huy Lê lại đi xuyên tạc, bịa đặt hoàn toàn thiếu căn cứ khi khẳng định rằng câu chuyện Lê Văn Tám là “HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ THẬT” vào năm 2005, mà lại khẳng định trên một tờ báo của mấy ông cờ vàng hải ngoại là báo Người Việt? Để rồi, mãi đến 4 năm sau, năm 2009, ông lại đính chính rằng câu chuyện Lê Văn Tám là dựa trên cơ sở sự kiện có thật?

Một người nói hai lời về cùng một sự kiện lịch sử như vậy có xứng đáng là một Giáo sư sử học đầu ngành của một đất nước hay không? Và tại sao khi phát hiện ra sự nhầm lần 4 năm trước mà ông Phan Huy Lê không dám có lời xin lỗi, đính chính rõ ràng?

Lê Hương Lan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *