LâmTrực@
Cuối cùng, những lùm xùm quanh câu chuyện Chủ tịch xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, TP Hà Nội cũng đã đến hồi kết. Ông Chủ tịch xã gian dối trong học tập và thi cử cũng đã bị đuổi học, nhưng câu chuyện đại học tại chức vẫn còn đó những nỗi lo.
Ảnh bên: Một học viên vừa bị đuổi học
TS. Lê Văn Thanh – Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội, đã ký Quyết định số 247/QĐ-ĐHM về việc buộc thôi học đối với ông Đặng Bá Sướng – Chủ tịch UBND xã Uy Nỗ (Đông Anh, Hà Nội) đang theo học Lớp Luật Kinh tế K12 hệ đào tạo từ xa vì đã vi phạm quy định, quy chế về đào tạo và công tác học sinh sinh viên.
Vụ việc tưởng chừng như đã đến hồi kết, nhưng thực ra đối với những người có trách nhiệm, có tâm với nền giáo dục nước nhà thì vẫn còn đó những nỗi niềm. Cũng xin nói thêm, người viết không có ý định dè bỉu những ai đã học đại học hệ tại chức, bởi đã có rất nhiều người rất giỏi đã tốt nghiệp hệ đào tạo này, và đã có những cống hiến lớn lao cho sự phát triển của xã hội. Ở đây, xin được bàn đến một số điểm “yếu” của việc đào tạo trình độ đại học hệ tại chức.
Trước hết đó là chất lượng của hệ đại học tại chức (vừa làm vừa học). Thực tế, không phải ngẫu nhiên, nhiều tỉnh thành đã không muốn nhận những học viên tốt nghiệp đại học hệ tại chức vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, mặc dù về mặt pháp lý, giá trị của văn bằng là giống nhau. Nhiều cán bộ quản lý chỉ cần nghe thấy từ “Tại chức” là đã dị ứng và không muốn nhận. Thậm chí, ngay bản thân người học cũng đã cảm thấy có chút gì đó gọi là “xấu hổ” khi phải khai báo văn bằng của mình cho người khác đọc. Theo cảm nhận cá nhân (có thể không chính xác, và mong rằng không chính xác), chất lượng đào tạo hệ đại học tại chức ở ngay tại cơ sở đào tạo (trường đại học) có vẻ như cao hơn so với lớp được tổ chức học tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên, và các lớp học buổi tối ở đâu đó.
Chất lượng đào tạo không nên chỉ đánh giá ở bảng điểm, hoặc tay nghề mà còn phải được đánh giá ở khía cạnh chuyên cần, đạo đức của người học. Ở khía cạnh này, các học viên học các lớp buổi tối sẽ bị đánh giá là thấp nhất.
Dưới quan điểm chất lượng, hiển nhiên các đơn vị sử dụng nhân lực sẽ không muốn nhận các học viên tốt nghiệp hệ tại chức.
Thực tế cũng chỉ ra rằng, đối với hệ đại học tại chức thì dường như vai trò, trách nhiệm quản lý của cơ sở đào tạo và các Trung tâm giáo dục thường xuyên của các tỉnh trong quản lý chương trình đào tạo, quản lý đội ngũ giảng viên và cán bộ phụ trách các lớp học; vai trò quản lý của đội ngũ cán bộ lớp đối với các thành viên của lớp học không được tốt bằng hệ chính quy. Chính vì thế, có hiện tượng học viên bỏ học, thuê người khác học thay, thậm chí là thi thay như trường hợp của Chủ tịch xã Uy Nỗ mà báo chí đã phản ánh.
Từ bình diện khác, không ít người học tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc học buổi tối cũng đã có cái nhìn không thiện cảm, thiếu nghiêm túc với hệ tại chức. Đối với họ, việc đi học để lấy tấm bằng đại học chỉ là đi hoàn thiện văn bằng. Thậm chí, họ ngộ nhận rằng, bản thân họ có năng lực thực tế rồi, nên việc đi học cũng chỉ mang tính hình thức nhằm trang trí thêm cho hệ thống văn bằng của mình mà thôi. Trong khi đó, hầu hết cán bộ tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên đều không có năng cũng như sự am hiểu về nghề sư phạm, dẫn đến việc quản lý tùy tiện, được chăng hay chớ. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả đào tạo.
Điều đáng buồn, ngay cả một số thầy cô giáo được cử tham gia giảng dạy tại các lớp như thế này cũng có cái nhìn không nghiêm túc về những gì họ đang làm. Vì bị “ám thị” bởi 2 từ “Tại chức” nên dường như sự nhiệt tình, ý thức giảng dạy cũng đã bị giảm đi rất nhiều, với phương châm làm cho xong. Với những giảng viên và cán bộ quản lý như thế, chất lượng đại học tại chức không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội là điều hiển nhiên.
Còn nữa…
Vụ việc tưởng chừng như đã đến hồi kết, nhưng thực ra đối với những người có trách nhiệm, có tâm với nền giáo dục nước nhà thì vẫn còn đó những nỗi niềm. Cũng xin nói thêm, người viết không có ý định dè bỉu những ai đã học đại học hệ tại chức, bởi đã có rất nhiều người rất giỏi đã tốt nghiệp hệ đào tạo này, và đã có những cống hiến lớn lao cho sự phát triển của xã hội. Ở đây, xin được bàn đến một số điểm “yếu” của việc đào tạo trình độ đại học hệ tại chức.
Trước hết đó là chất lượng của hệ đại học tại chức (vừa làm vừa học). Thực tế, không phải ngẫu nhiên, nhiều tỉnh thành đã không muốn nhận những học viên tốt nghiệp đại học hệ tại chức vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, mặc dù về mặt pháp lý, giá trị của văn bằng là giống nhau. Nhiều cán bộ quản lý chỉ cần nghe thấy từ “Tại chức” là đã dị ứng và không muốn nhận. Thậm chí, ngay bản thân người học cũng đã cảm thấy có chút gì đó gọi là “xấu hổ” khi phải khai báo văn bằng của mình cho người khác đọc. Theo cảm nhận cá nhân (có thể không chính xác, và mong rằng không chính xác), chất lượng đào tạo hệ đại học tại chức ở ngay tại cơ sở đào tạo (trường đại học) có vẻ như cao hơn so với lớp được tổ chức học tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên, và các lớp học buổi tối ở đâu đó.
Chất lượng đào tạo không nên chỉ đánh giá ở bảng điểm, hoặc tay nghề mà còn phải được đánh giá ở khía cạnh chuyên cần, đạo đức của người học. Ở khía cạnh này, các học viên học các lớp buổi tối sẽ bị đánh giá là thấp nhất.
Dưới quan điểm chất lượng, hiển nhiên các đơn vị sử dụng nhân lực sẽ không muốn nhận các học viên tốt nghiệp hệ tại chức.
Thực tế cũng chỉ ra rằng, đối với hệ đại học tại chức thì dường như vai trò, trách nhiệm quản lý của cơ sở đào tạo và các Trung tâm giáo dục thường xuyên của các tỉnh trong quản lý chương trình đào tạo, quản lý đội ngũ giảng viên và cán bộ phụ trách các lớp học; vai trò quản lý của đội ngũ cán bộ lớp đối với các thành viên của lớp học không được tốt bằng hệ chính quy. Chính vì thế, có hiện tượng học viên bỏ học, thuê người khác học thay, thậm chí là thi thay như trường hợp của Chủ tịch xã Uy Nỗ mà báo chí đã phản ánh.
Từ bình diện khác, không ít người học tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc học buổi tối cũng đã có cái nhìn không thiện cảm, thiếu nghiêm túc với hệ tại chức. Đối với họ, việc đi học để lấy tấm bằng đại học chỉ là đi hoàn thiện văn bằng. Thậm chí, họ ngộ nhận rằng, bản thân họ có năng lực thực tế rồi, nên việc đi học cũng chỉ mang tính hình thức nhằm trang trí thêm cho hệ thống văn bằng của mình mà thôi. Trong khi đó, hầu hết cán bộ tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên đều không có năng cũng như sự am hiểu về nghề sư phạm, dẫn đến việc quản lý tùy tiện, được chăng hay chớ. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả đào tạo.
Điều đáng buồn, ngay cả một số thầy cô giáo được cử tham gia giảng dạy tại các lớp như thế này cũng có cái nhìn không nghiêm túc về những gì họ đang làm. Vì bị “ám thị” bởi 2 từ “Tại chức” nên dường như sự nhiệt tình, ý thức giảng dạy cũng đã bị giảm đi rất nhiều, với phương châm làm cho xong. Với những giảng viên và cán bộ quản lý như thế, chất lượng đại học tại chức không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội là điều hiển nhiên.
Còn nữa…
Tin cùng chuyên mục:
Triệt phá đường dây lừa đảo xuyên biên giới: Hơn 13 nghìn người dân bị lừa đảo gần 1.000 tỷ đồng
Nguyễn Mạnh Hùng: Từ mục sư đến kẻ vi phạm pháp luật và những luận điệu sai trái của VOA
Hà Nội: Lật tẩy đường dây kinh doanh thực phẩm chức năng giả danh thuốc chữa bệnh
TikToker nổi tiếng ‘Nam Birthday’ bị khởi tố vì hành vi chống người thi hành công vụ